Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, đây là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Giấy khai sinh thể hiện các thông tin cơ bản của công dân về năm sinh, giới tính, họ tên, dân tộc, quốc tịch… Hiện nay, trong trường hợp mất giấy khai sinh, pháp luật không quy định về việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh bị mất, tùy trường hợp, người bị mất Giấy khai sinh có thể xin cấp bản sao trích lục hộ tịch hoặc đăng ký khai sinh lại.
Cùng tìm hiểu về thủ tục và hồ sơ xin cấp lại giấy khai sinh cho con qua bài viết dưới đây của Luật sư X.
Điều kiện đăng ký lại giấy khai sinh
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Căn cứ Điều 16 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gồm:
- Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.
Như vậy nếu muốn đăng ký lại khai sinh cho con thì cần thỏa mãn các điều kiện trên: đã khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng bị mất giấy tờ thì đăng ký lại; người cần đăng ký lại khai sinh phải nộp đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan; người cần đăng ký làm lại giấy khai sinh phải còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Xin cấp lại giấy khai sinh cho con làm thủ tục gì?
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP việc đăng ký lại giấy khai sinh cần các giấy tờ sau:
– Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;
– Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;
– Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết, bạn sẽ liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ba bạn đã đăng ký khai sinh trước đấy hoặc nơi đang thường trú để nộp hồ sơ cho căn bộ công chức tư pháp hộ tịch. Quy trình xử lý được quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch.
+ Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
– Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh.(được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành)
– Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
Vậy trong thời hạn 13 ngày làm việc cán bộ cộng chức Tư pháp – hộ tịch sẽ tiến hành xác minh hồ sơ của bạn. Nếu kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh.
Mời bạn xem thêm:
- GHI SAI NƠI SINH KHI KHAI SINH THÌ CÓ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ LẠI KHÔNG THEO QĐ NĂM 2022
- HIỆN NAY ĐĂNG KÝ KHAI SINH LẠI Ở ĐÂU THEO QUY ĐỊNH NĂM 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Xin cấp lại giấy khai sinh cho con năm 2022“. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân. Nếu Quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền thực hiện đăng ký lại khai sinh là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây đã cấp giấy khai sinh. Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh đã chuyển hộ khẩu thường trú khác nơi trước đây đã đăng ký khai sinh thì có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đang thường trú để thực hiện đăng ký lại khai sinh.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.