Việt Nam là một quốc gia có sản lượng gạo chiếm tỉ trọng lớn trong nền nông nghiệp cả nước và đồng thời gạo cũng là lương thực chính trong mọi bữa ăn cảu gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có những loại gạo nhập khá phổ biến được người Việt Nam tiêu dùng như gạo Thái Lan, gạo Indonesia,… Vậy nên, có thể thấy Việt Nam vẫn chấp nhận những sản phẩm gạo khác được nhập khẩu vào Việt Nam, với những tiêu chuẩn, đáp ứng được chất lượng do Việt Nam quy định. Vậy nhập khẩu gạo vào Việt Nam có cần xin phép không? Xin giấy phép nhập khẩu gạo như thế nào?
Trong bài viết sau, LSX sẽ mang đến những thông tin hữu ích liên quan đến vẫn đề này cho các bạn.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 187/2013/NĐ-CP
Quy định nhập khẩu gạo về Việt Nam
Gạo là thực phẩm chính trong bữa ăn của các gia đình ở Việt Nam và nhiều quốc gia Châu Á. Đây không phải là sản phẩm thuộc danh mục cấm nhập khẩu, song các doanh nghiệp khi muốn nhập khẩu sẽ phải tuân thủ các điều kiện được quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ.
Mặt hàng gạo thuộc danh mục quản lý của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn, nên khi nhập khẩu các doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục Công Bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm theo Quyết định số 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/10/2015 của cơ quan này.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Thông tư số 2515/QĐ-BNN-BVTV ngày 29/06/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành mã HS lúa gạo thuộc vào diện phải kiểm dịch thực vật. Do đó, khi nhập khẩu về nước các doanh nghiệp cũng phải thực hiện kiểm dịch đối với mặt hàng này.
Mã HS của mặt hàng gạo
Mã HS của gạo thuộc phần II: Các sản phẩm thực vật và thuộc Chương 10: Ngũ cốc.
Bất cứ mặt hàng nào khi xuất nhập khẩu đều phải xác định được mã HS code. Dựa trên cơ sở này sẽ xác định tài liệu, chính sách, thuế nhập khẩu hàng hóa và đối với mặt hàng gạo cũng không nằm ngoại lệ.
Trong biểu thuế nhập khẩu, mã HS của gạo thuộc phần II: Các sản phẩm thực vật và thuộc Chương 10: Ngũ cốc.
Mã HS 1006 (nhóm lớn): Lúa gạo.
- Mã HS 100620: Gạo lứt:
- Mã HS 10062010: Gạo Thai Hom Mali;
- Mã HS 10062090: Loại khác.
- Mã HS 100620: Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa đánh bóng hạt hoặc hồ:
- Mã HS 10063030: Gạo nếp;
- Mã HS 10063040: Gạo Thai Hom Mali;
- Mã HS 10063091: Loại khác: Gạo luộc sơ;
- Mã HS 10063099: Loại khác.
Việc xác định chi tiết mã HS của sản phẩm sẽ phải căn cứ vào thành phần, cấu tạo thực tế của hàng hóa. Theo quy định hiện hành, để áp mã HS cho sản phẩm sẽ dựa trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Từ đó sẽ lấy kết quả này để áp mã đối với hàng hóa.
Công bố tiêu chuẩn chất lượng gạo nhập khẩu vào Việt Nam
Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng gạo nhập khẩu
Các doanh nghiệp khi nhập khẩu sẽ phải tiến hành thực hiện công bố tiêu chuẩn gạo với các loại hồ sơ theo đúng quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP bao gồm:
- Bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng gạo;
- Phiếu kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm gạo (còn thời hạn trong 12 tháng từ khi làm hồ sơ);
- Mẫu sản phẩm và nhãn sản phẩm gạo của doanh nghiệp.
- Bảng thông tin chi tiết sản phẩm gạo của doanh nghiệp
Quy trình tự công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm gạo
Các doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa sẽ phải thực hiện công bố sản phẩm và chịu trách nhiệm với sản phẩm mà mình nhập khẩu. Và để thực hiện công bố sản phẩm gạo, các doanh nghiệp sẽ làm theo các bước như sau:
Bước 1: Thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm và hoàn thiện hồ sơ tự công bố theo quy định.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố sản phẩm cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Bước 3: Cơ quan quản lý sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm duyệt và đăng tải thông tin công bố sản phẩm lúa gạo trên trang website chính thức của họ.
Bước 4: Đơn vị kinh doanh sẽ đăng nhập trực tiếp vào website để xem hồ sơ công bố của mình. Đồng thời, cũng có thể bắt đầu gửi hồ sơ qua bên hải quan để thông quan hàng hóa.
Điều kiện để được cấp giấy phép nhập khẩu gạo
Để nhập khẩu gạo thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện:
Có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng để chứa gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
• Khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thương nhân kinh doanh nhập khẩu gạo như nêu trên, để thực hiện được thủ tục hải quan nhập khẩu gạo, thương nhân cần tiến hành.
• Bước 1: Xin cấp Giấy phép nhập khẩu gạo
• Bước 2: Thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan.
Xin giấy phép nhập khẩu gạo tại Việt Nam
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
Tờ khai nhập khẩu gạo theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này,
Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên
Nhập khẩu gạo, người khai hải quan khai giả tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan
Nhập khẩu gạo không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bản, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.
Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý). 01 bản chụp.
Giấy phép nhập khẩu gạo đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan. 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần
Giấy thông bảo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyện ngành theo quy định của pháp luật 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu gạo, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu gạo;
Tờ khai trị giả: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với nhập khẩu gạo
Chứng từ chứng nhận xuất xứ gạo (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:
Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thỏa thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó,
Nhập khẩu gạo từ các nước thuộc diện Việt Nam thông bảo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giả, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan
Hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xử hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục nhập khẩu cho trẻ sơ sinh mới nhất như thế nào?
- Năm 2023 thuế nhập khẩu tính như thế nào?
- Hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ bị xử lý như thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Xin giấy phép nhập khẩu gạo chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật thương mại Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xin giấy phép nhập khẩu gạo” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về thủ tục giải thể công ty mới nhất… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Giấy đăng ký kinh doanh (02 bản sao công chứng).
Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (02 bản sao công chứng).
Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan).
Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân).
03 mẫu nhãn sản phẩm.
Khi nhập khẩu gạo về Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ phải nộp hai khoản thuế bắt buộc đó chính là thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế giá trị gia tăng.
Thuế VAT của gạo nhập khẩu là 5%.
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của gạo theo quy định hiện hành là 40%.
Nếu nhập khẩu gạo từ các quốc gia có tham gia FTA với Việt Nam, các doanh nghiệp có thể sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu hàng hóa nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện của hiệp định đưa ra. Chính vì thế, các doanh nghiệp nên lưu ý điều này để không bỏ lỡ các ưu đãi mà mình được nhận.