Năm 2023 thuế nhập khẩu tính như thế nào?

bởi TranQuynhTrang
Năm 2023 thuế nhập khẩu tính như thế nào?

Hiện nay với nền kinh tế phát triển, vấn đề được quan tâm nhiều đến đó chính là đóng thuế. Với xu thế kinh tế mở rộng thị trường, hoạt động giao thương giữa các quốc gia cũng trở lên dễ dàng và nhanh chóng… theo đó thuế nhập khẩu là một loại thuế được quan tâm hơn. Pháp luật có quy định chi tiết, cụ thể về từng loại thuế, vậy thuế nhập khẩu là loại thuế như thế nào? Ai là người sẽ nộp thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu tính như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định những nội dung này tại bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016

Thuế nhập khẩu là gì? 

Thuế xuất nhập khẩu hiện nay có văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh là Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu ban hành năm 2016. Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi tắt là thuế quan. Chưa có một quốc gia nào quy định cụ thể về khái niệm thuế nhập khẩu là gì trong luật định. Nhưng có thể hiểu đơn giản thuế nhập khẩu là khoản tiền mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Đây là một loại thuế thu được trong mối quan hệ thương mại quốc tế.

Những đối tượng phải nộp thuế nhập khẩu

Không phải mọi mặt hàng khi nhập khẩu về Việt Nam đều phải chịu thuế nhập khẩu. Pháp luật đã quy định rõ những đối tượng phải nộp thuế nhập khẩu nằm trong các nhóm sau đây:

Nội dung đối tượng chịu thuế nhập khẩu quy định tại Điều 2, Luật Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu số 107/2016/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 06/04/2016:

”Điều 2. Đối tượng chịu thuế

1.Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

2.Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

3.Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

a)Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

b)Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

Năm 2023 thuế nhập khẩu tính như thế nào?
Năm 2023 thuế nhập khẩu tính như thế nào?

d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.”

Như vậy các đối tượng thuộc nhóm trên đây phải chịu thuế nhập khẩu. Đối với các hàng hóa nằm trong danh mục trên nhưng cố tính trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, các danh mục hàng hóa nằm trong nhóm dưới đây sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Điều này được quy định chi tiết trong Điều 16, Luật Thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13, cụ thể như sau:

– Thuế nhập khẩu được miễn theo Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức mang theo khi chấm dứt cư trú ở nước ngoài và về Việt Nam, quà biếu, quà tặng cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (trong định mức);

– Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới để phục vụ sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới (trong định mức và nằm trong danh mục hàng hóa theo quy định);

– Miễn thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng có trị giá hải quan hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu, cụ thể:

-Hàng hóa nhập khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá từ 1.000.000 đồng trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới 100.000 đồng;

– Hàng hóa có tổng trị giá dưới 500.000 đồng hoặc tổng số tiền thuế nhập khẩu phải nộp nhỏ hơn 50.000 đồng.

– Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để phục vụ hoạt động gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu;

– Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan mà những hàng hóa này không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi sản xuất, gia công;

– Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc hàng hóa tạm xuất, tái nhập;

– Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại như hàng mẫu, ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu, ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ;

– Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của các tổ chức hưởng ưu đãi đầu tư (bao gồm cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng) theo quy định của pháp luật về đầu tư;

– Một số hàng hóa như giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu, vật tư linh kiện để sản xuất lắp ráp trang thiết bị y tế, phục vụ hoạt động dầu khí, đóng tàu. Máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động in, đúc tiền, công nghệ thông tin, phần mềm bảo vệ môi trường, giáo dục, nghiên cứu khoa học công nghệ… mà trong nước ta chưa sản xuất được;

– Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động an ninh, quốc phòng của quốc gia;

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ chung cho xã hội như an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt.

Ai phải nộp thuế xuất nhập khẩu?

Tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định người nộp thuế như sau:

– Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

– Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:

+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;

+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

+ Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;

+ Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;

+ Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

– Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.

– Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thuế nhập khẩu tính như thế nào?

Giá tính thuế nhập khẩu:

– Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên – giá CIF;

– Thường được xác định bằng cách áp dụng theo thứ tự 3 phương pháp và dừng lại ở phương pháp xác định được giá tính thuế.

+ Phương pháp 1: Theo trị giá giao dịch

+ Phương pháp 2: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt

+ Phương pháp 3: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự

Công thức tính giá CIF

Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển

Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:

CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R

Trong đó

I: phí bảo hiểm

C: giá hàng hóa nhập khẩu ( giá FOB )

R: tỷ lệ phí bảo hiểm(do công ty bảo hiểm quy định)

F: giá cước vận chuyển

Đối với tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào từng gói hàng, phương thức vận chuyển,… để xác định. Về giá trị bảo hiểm được xác định bằng 110% của giá CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Năm 2023 thuế nhập khẩu tính như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn về đăng ký bản quyền Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như thế nào?

Theo điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như sau:
– Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
– Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
– Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
+ Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường

Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là gì?

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thể hiện vai trò cơ bản như sau:
Một là, đối với hàng hóa nhập khẩu, do bị đánh thuế nhập khẩu nên về lý thuyết, giá cả của loại hàng hóa này trên thị trường nước nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi đó các hàng hóa được sản xuất trong nước, do không phải chịu thuế nhập khẩu (hoặc chỉ phải chịu thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu hay máy móc nhập khẩu) nên giá thành sản phẩm của loại hàng hóa này có xu hướng rẻ hơn và do đó có sức cạnh tranh lớn hơn đối với hàng ngoại nhập.
Hai là, đối với hàng xuất khẩu, do bị đánh thuế xuất khẩu nên việc tiêu thụ các hàng hóa này ở thị trường nước ngoài trở nên khó khăn hơn so với thị trường nội địa và khi đó, các hàng hóa này có xu hướng sẽ được tiêu thụ trong nước.

Mục đích thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu là gì?

– Huy động nguồn lực tài chính cho Ngân sách nhà nước.
– Hạn chế xuất khẩu các mặt hàng cần thiết và những loại vật tư, nguyên liệu quý hiếm để phát triển nền kinh tế trong nước, thỏa mãn nhu cầu thị trường hoặc bảo vệ môi trường sinh thái.
– Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nội địa.
– Tăng cường hoặc hạn chế hàng hóa ra vào thị trường trong nước.
– Thông qua công cụ thuế Nhà nước khuyến khích và thu hút đầu tư từ nước ngoài. Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu.
– Góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước.
– Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm