Khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn chủ cơ sở cần phải xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy, Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? Đây là một câu hỏi mà nhiều chủ cơ sở nhà hàng quán ăn thắc vậy. Để giải đáp thắc mắc đó, hãy theo dõi bài viết dưới đây của LSX nhé.
Các sản phẩm thực phẩm do cơ quan nào quản lý?
Các sản phẩm thực phẩm kinh doanh – sản xuất sẽ do 03 bộ ngành sau đây quản lý:
Bộ y tế:
- Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đã thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đã dùng để chế biến thực phẩm)
- Thực phẩm chức năng
- Các vi chất bổ sung vào thực phẩm
- Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn
- Ngũ cốc
- Thịt và các sản phẩm từ thịt
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư)
- Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả
- Trùng và các sản phẩm từ trứng
- Sửa tuổi nguyên liệu
- Mật ong và các sản phẩm từ mật ong
- Thực phẩm biến đổi gen
- Muối
- Gia vị
- Đường
- Chè
- Cà phê
- Ca cao
- Hạt tiêu
- Điều
- Nông sản thực phẩm khác
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý • Nước đã sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ công thương
- Bia Rượu, còn và đồ uống có cồn
- Nước giải khát
- Sữa chế biến
- Dầu thực vật
- Bột, tinh bột
- Bánh, mứt, kẹo
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Dựa trên nguyên tắc quản lý sau:
- Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyển ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.
- Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thăm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
- Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.
Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?
Bộ y tế cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở:
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh Thực phẩm chức năng.
– Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
– Vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm yến sào, nấm linh chi, sâm, đông trùng hạ thảo.
Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đơn vị sau:
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Nhà hàng, Quán ăn, Quán cà phê.
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá.
– Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn.
– Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể.
Sở nông nghiệp cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở:
– Giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh rau, củ, quả.
– Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất cà phê bột, cà phê hòa tan.
– Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống.
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất , kinh doanh các loại trà.
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu tương , lạc ,vừng…
Sở Công Thương cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở:
– Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh kẹo.
– An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa.
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho Siêu thị, cửa hàng tiện ích.
Thủ tục cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
- Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
- Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
- Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
- Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
- Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
- Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.
Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.
Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu theo quy định năm 2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch; …. của luật sư X, hãy liên hệ hotline: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất năm 2022
- Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay 2022
- 5 Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm bạn cần phải biết
Câu hỏi thường gặp
Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này.
Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì yêu cầu đầu tiên của bước 1 được thông qua.
Trường hợp khi cơ quan chức năng kiểm tra, nếu không có giấy phép an toàn thực phẩm hoặc giấy phép đã hết hạn mà không có “đăng ký gia hạn” thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 115/2018. /ND-CP. Đặc biệt:
Doanh nghiệp có thể bị phạt:
– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: Nếu kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy phép an toàn thực phẩm
– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng: Nếu sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy phép an toàn thực phẩm
– Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng: Nếu sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có giấy phép an toàn thực phẩm
– Ngoài xử phạt hành chính, hộ kinh doanh có thể bị buộc đóng cửa cho đến khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.