Xin thẻ có phải là mê tín dị đoan không?

bởi TranQuynhTrang
Xin thẻ có phải là mê tín dị đoan không?

Trong đời sống xã hội, thuật ngữ mê tín dị đoan được nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu bản chất của mê tín dị đoan là gì? Xin thẻ có phải là mê tín dị đoan không? Hành nghề mê tín dị đoan có vi phạm pháp luật hay không? Tại bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn quy định pháp luật về những nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Mê tín dị đoan là gì?

Mê tín được hiểu là có niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ, không có căn cứ nào để chứng minh. Mê tín dị đoan tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép…) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, cúng kem, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi

Có thể khẳng định rằng mê tín có ở tất cả các nền văn hóa khác nhau, từ lạc hậu đến văn minh. Điểm khác duy nhất chính là mức độ và phạm vi ảnh hưởng của chúng.

Mỗi nền văn hóa đều có các tập tục, truyền thống riêng. Chúng có thể là phong tục truyền thống được gìn giữ ở nơi này nhưng có thể bị coi là mê tín dị đoan ở nơi khác.

Nhìn chung trong một số trường hợp thì khái niệm mê tín cũng khá mong manh. Chính thái độ và phản ứng của con người lên tập tục đó sẽ khiến chúng trở thành niềm tin đẹp đẽ hay là một sự mê tín đáng loại bỏ.

Mê tín và niềm tin tôn giáo không thể đánh đồng là một. Bản chất của tôn giáo, tín ngưỡng là làm phong phú đời sống tinh thần của con người.

Xin thẻ có phải là mê tín dị đoan không?

+ Các hình thức lễ bái, cúng tế, cầu xin:cúng cô hồn, vong linh; cúng sao giải hạn; cầu tài lộc; cầu tự; cầu tình duyên, gia đạo; xi xăm, số đề; những hành vi hiến tế, dày vò thể xác, quan hệ nam nữ bất thường, nhảy múa điên cuồng…

+ Các hình thức xem tướng số, bói toán: bói dáng người, bói chỉ tay, bói chân gà, bói mai rùa, bói chữ viết, bói chữ ký, gieo lá số tử vi, bói bài…

Xin thẻ có phải là mê tín dị đoan không?
Xin thẻ có phải là mê tín dị đoan không?

+ Các hình thức chữa bệnh bằng ma thuật:trừ tà ma, đồng bóng, thư yểm bùa..

+ Các hình thức kiêng cữ: kiêng đàn bà có chửa xông đất đầu năm hoặc dự cỗ ma, cỗ cưới; kiêng khởi đầu một việc gì đó vào ngày 13 hoặc các ngày lẻ; kiêng mèo tự nhiên vào nhà; kiêng tặng mực đầu năm…

Có thể thấy rằng, xin thẻ có phải là mê tín dị đoan.

Pháp luật quy định về phòng chống mê tín dị đoan.

Mặc dù xã hội ngày càng phát triển nhưng không vì thế mà nạn mê tín dị đoan hết thuyên giảm. Ngày nay càng có nhiều người lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng để tuyên truyền mê tín dị đoan tinh vi hơn. Vậy làm thế nào để xóa bỏ tệ nạn dai dẳng này?

  • Mỗi người nên phân biệt giữa mê tín và tín ngưỡng. Dù ranh giới này có mong manh nhưng nếu đủ tỉnh táo và hiệu biết thì chúng ta vẫn có thể thực hiện được.
  • Tuyên truyền bài trừ tệ nạn mê tín không phải là chuyện của riêng ai mà mà của cả cộng đồng. Đó là cách chúng ta gìn giữ những nét đẹp truyền thống và môi trường lành mạnh cho thế hệ sau của mình.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí, đời sống tinh thần cũng là cách triệt mọi đường sống của những tệ nạn mê tín dị đoan.

Hiện nay Nhà nước cũng đã có các chế tài xử lý hành vi mê tín dị đoan quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa xã hội

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội (Khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để hoạt động mê tín dị đoan.

Mỗi cá nhân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng cần tỉnh táo, chọn lọc để tránh sa vào các hoạt động mê tín dị đoan.

Ảnh hưởng của mê tín dị đoan đến cuộc sống như thế nào?

Mê tín dị đoan ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của cá nhân người có tư tưởng này và cả những người thân, gia đình họ:

– Khiến con người mơ hồ, mù quáng, tin tưởng thái quá vào những điều vô lý như chữa bệnh bằng việc cúng bái;

– Tốn thời gian, tốn tiền bạc. Đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, khi họ mê tín dị đoan, có những niềm tin sai lệch về tâm linh thì việc theo những thủ tục cúng bái tốn rất nhiều tiền bạc để sắm sửa các đồ cúng bái, làm cho kinh tế gia đình ngày càng khó khăn hơn.

– Sức khỏe, tinh thần dễ bị sa sút, ảnh hưởng bởi những người có niềm tin mù quáng vào vấn đề tâm linh thường bỏ ngoài tai những lời khuyên của gia đình, người thân.

– Không giải quyết được vấn đề mà còn làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Ví dụ như việc chữa bệnh bằng cúng bái, điều này không chữa trị được bệnh mà còn có thể làm tình trạng xấu hơn, nặng đi; tiền mất tật mang.

– Mê tín dị đoan có thể ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế. Đơn cử như việc nếu tất cả các doanh nghiệp, xưởng sản xuất có tâm lý này, họ sẽ xem bói, xem ngày giờ đẹp đến lý hợp đồng, để làm việc thì sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển doanh nghiệp; nếu nhiều doanh nghiệp như thế thì vô hình chung ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Xin thẻ có phải là mê tín dị đoan không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện xin giấy phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chủ thể của tội hành nghề mê tín dị đoan là gì?

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 2 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. Nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mời là chủ thể của tội phạm này.

Mặt khách thể của tội hành nghề mê tín dị đoan là gì?

Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự công cộng, ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

Xem phong thủy có phải mê tín dị đoan không?

Xem phong thủy không phải là một hành vi mê tín dị đoan. Việc xem phong thủy tuy có tin vào sự tốt lành, thịnh vượng tuy nhiên nó là một phương pháp nghiên cứu khoa học; dựa trên nguyên lý âm dương ngũ hành; xuất phát từ xa xưa ở Trung Quốc. Chính vì thế mà sự tin tưởng vào phong thủy cũng được xem là có căn cứ; hay nói cách khác việc xem phong thủy không phải là hành nghề mê tín dị đoan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm