Xin trích lục thửa đất mất bao lâu?

bởi Ngọc Gấm
Xin trích lục thửa đất mất bao lâu?

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc xin trích lục thửa đất mất bao lâu? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể xác định dễ dàng hơn mảnh đất của bạn đang ở vị trí nào; hình dáng ra sao; để có thể tiến hành mua bán quyền sử dụng đất; thì bạn nên đến gặp phía cơ quan đang quản lý đất của bạn và tiến hành trích lục thửa đất. Vậy câu hỏi đặt ra là xin trích lục thửa đất mất bao lâu? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam hiện nay.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc xin trích lục thửa đất mất bao lâu? LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013;

Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Thông tư 34/2014/TT- BTNMT

Thông tư 23/2014/TT-BTNMT

Thông tư 25/2014/TT-BTNMT

Trích lục thửa đất là gì?

Hồ sơ địa chính thực chất là bản đồ địa chính theo quy định của Luật Đất đai 2013. Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.”

Theo Từ điển Tiếng Việt, trích lục là sự rút ra từng phần và sao lại thông tin. Như vậy, thông qua 02 thông tin cung cấp trên ta biết được; trích lục thửa đất có thể hiểu là việc lấy ra một phần hoặc toàn bộ thông tin hoặc sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có.

Theo quy định tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính thì trích lục bản đồ địa chính chứa những thông tin về thửa đất, gồm:

– Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất (xã, huyện, tỉnh);

– Diện tích thửa đất;

– Mục đích sử dụng đất;

– Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú;

– Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;

– Bản vẽ thửa đất gồm: Sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa.

Như vậy, trích lục bản đồ địa chính là một hình thức cung cấp, xác thực thông tin thửa đất.

Bản đồ địa chính tại Việt Nam thể hiện những nội dung nào?

– Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:

  • Khung bản đồ;
  • Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;
  • Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
  • Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;
  • Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
  • Nhà ở và công trình xây dựng khác: chi thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình;
  • Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;
  • Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao;
  • Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình);
  • Ghi chú thuyết minh.

Lưu ý: Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

Xin trích lục thửa đất mất bao lâu?
Xin trích lục thửa đất mất bao lâu?

– Thể hiện nội dung bản đồ địa chính:

  • Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp:

a) Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ địa chính, phải phù hợp với Hiệp ước, Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thì thể hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao;

b) Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp;

c) Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địa chính được đo đạc, thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm. Trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt thì trên bản đồ địa chính thể hiện ranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp với mép nước biển ở thời điểm đo vẽ bản đồ địa chính;

d) Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trên hồ sơ địa giới hành chính, và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý hoặc có tranh chấp về đường địa giới hành chính thì đơn vị thi công phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trên bản đồ địa chính thể hiện đường địa giới hành chính theo hồ sơ địa giới hành chính (ký hiệu bằng màu đen) và đường địa giới hành chính thực tế quản lý (ký hiệu bằng màu đỏ) và phần có tranh chấp.

Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất;

đ) Sau khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Trường hợp có sự khác biệt giữa hồ sơ địa giới hành chính và thực tế quản lý thì phải lập biên bản xác nhận giữa các đơn vị hành chính có liên quan.

  • Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn: các loại mốc giới, chỉ giới này chỉ thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới trên thực địa hoặc có đầy đủ tài liệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chính xác vị trí điểm chi tiết của bản đồ địa chính.
  • Đối tượng thửa đất:

a) Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác định đảm bảo khoảng cách từ cạnh, nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập;

c) Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất;

d) Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó;

đ) Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh, giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó;

e) Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa);

g) Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.

  • Loại đất:

a) Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính bằng ký hiệu quy định tại điểm 13 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

b) Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính phải đúng theo hiện trạng sử dụng đất. Trường hợp có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất vào mục đích khác với hiện trạng mà việc đưa đất vào sử dụng theo quyết định đó còn trong thời hạn quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thì thể hiện loại đất trên bản đồ địa chính theo quyết định, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đó.

Trường hợp loại đất hiện trạng khác với loại đất ghi trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và đã quá thời hạn đưa đất vào sử dụng quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thì ngoài việc thể hiện loại đất theo hiện trạng còn phải thể hiện thêm loại đất theo giấy tờ đó trên một lớp (level) khác; đơn vị đo đạc có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo cơ quan tài nguyên và môi trường cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận về những trường hợp thửa đất có loại đất theo hiện trạng khác với loại đất trên giấy tờ tại thời điểm đo đạc.

Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích thì phải thể hiện các mục đích sử dụng đất đó. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được Nhà nước công nhận (cấp Giấy chứng nhận) toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở thì thể hiện loại đất là đất ở.

  • Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất:

a) Ranh giới chiếm đất của nhà ở và các công trình xây dựng trên mặt đất được xác định theo mép ngoài cùng của tường bao nơi tiếp giáp với mặt đất, mép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của các kết cấu xây dựng trên cột, các kết cấu không tiếp giáp mặt đất vượt ra ngoài phạm vi của tường bao tiếp giáp mặt đất (không bao gồm phần ban công, các chi tiết phụ trên tường nhà, mái che).

Ranh giới chiếm đất của các công trình ngầm được xác định theo mép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của công trình đó.

b) Hệ thống giao thông biểu thị phạm vi chiếm đất của đường sắt, đường bộ (kể cả đường trong khu dân cư, đường trong khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ mục đích công cộng) và các công trình có liên quan đến đường giao thông như cầu, cống, hè phố, lề đường, chỉ giới đường, phần đắp cao, xẻ sâu.

c) Hệ thống thủy văn biểu thị phạm vi chiếm đất của sông, ngòi, suối, kênh, mương, máng và hệ thống rãnh nước. Đối với hệ thống thủy văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và đường mép nước ở thời điểm đo vẽ hoặc thời điểm điều vẽ ảnh. Đối với hệ thống thủy văn nhân tạo thì thể hiện ranh giới theo phạm vi chiếm đất của công trình.

Các trường hợp cần trích lục thửa đất tại Việt Nam

– Thứ nhất, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận:

Theo điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.

– Thứ hai, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản gắn liền với đất:

Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất.

– Là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của Luật Đất đai:

Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã không thành nếu các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, tỉnh thì trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai (theo điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

  • Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu;
  • Là thành phần hồ sơ trình UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Là thành phần hồ sơ trình UBND quyết định thu hồi đất.

Xin trích lục thửa đất mất bao lâu?

Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu tại văn phòng/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết

Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ thì văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

– Cung cấp trích lục bản đồ cho người có yêu cầu;

– Thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân (nếu có);

– Nếu từ chối cung cấp thông tin phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý một số trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu gồm:

– Phiếu yêu cầu có nội dung không rõ ràng, cụ thể;

– Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân;

– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật;

– Người yêu cầu không thực hiện nghĩa vụ tài chính (không trả phí nếu thuộc trường hợp phải nộp).

Bước 3. Trả kết quả

– Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:

  • Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
  • Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

Như vậy thông qua quy định về thủ tục cấp trích lục hồ sơ đất đai ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi xin trích lục thửa đất mất bao lâu. Câu trả lời cho câu hỏi xin trích lục thửa đất mất bao lâu như sau: Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo (Điều 11, 12 Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT).

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Xin trích lục thửa đất mất bao lâu?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; tạm ngưng công ty; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền cấp giấy trích lục đất đai ?

Theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và khoản 2 Điều 5 Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT quy định: Cơ quan thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai là Văn phòng đăng ký đất đai.  Đối với trường hợp tại địa phương mà chưa có cơ sở dữ liệu đất đai hay dữ liệu thông tin được lấy từ hồ sơ địa chính và được Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.

Trích lục bản đồ địa chính thửa đất không phải là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Trích lục bản đồ địa chính thửa đất không phải là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất không? Trích lục bản đồ địa chính thửa đất không phải là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất mà trích lục và trích đo địa chính phục vụ yêu cầu quản lý đất đai như cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp đất đai.

Lệ phí trích lục hồ sơ địa chính?

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, tổ chức hoặc cá nhân có yêu cầu trong việc cung cấp thông tin về đất đai phải trả phí trích lục bản đồ địa chính, trừ các trường hợp sau:
– Phạm vi yêu cầu cung cấp nằm trong cơ sở dữ liệu về đất đai hoặc các thông tin về giá đất, thủ tục hành chính, kế hoạch, quy hoạch hoặc văn bản pháp luật về đất đai
– Mục đích yêu cầu cung cấp nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh, yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tình trạng khẩn cấp
– Đáp ứng mục đích thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp)
Như vậy, trong trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu cấp trích lục bản đồ địa chính không thuộc các trường hợp trên phải trả các khoản phí và chi phí quy định tại Điều 16 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT sau:
– Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.
– Chi phí in ấn, sao chụp.
– Chi phí gửi tài liệu (nếu có).
Theo quy định tại Thông tư 250/2016/TT-BTC, các phí và chi phí này sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm