Xử lý di chúc có điều kiện trái pháp luật như thế nào?

bởi
Xử lý di chúc có điều kiện trái pháp luật như thế nào?

Di chúc được coi là một hình thức nhằm thể hiện những nguyện vọng của người đã chết. Tuy nhiên, không phải bất kỳ di chúc nào cũng có hiệu lực. Bởi nhiều di chúc không đáp ứng được các điều kiện theo pháp luật. Vậy nếu di chúc có điều kiện trái pháp luật thì sẽ xử lý như thế nào? Chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của LSX nhận được câu hỏi sau:

Thưa Luật sư, hiện tại tôi muốn để lại di chúc cho con mình. Nhưng trong di chúc, tôi muốn đề cập đến điều kiện, đó là tôi không chấp thuận với cuộc hôn nhân của con. Nếu con muốn nhận được di chúc này, thì phải bỏ hoặc không kết hôn với người mà con đang yêu. Nếu tôi viết di chúc như vậy thì có hợp pháp không?

LSX xin được trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Bộ luật Hình sự năm 2015.
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn về xử lý di chúc có điều kiện trái pháp luật

1. Di chúc hợp pháp là gì?

1.1. Điều kiện về nội dung của di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Việc để lại di chúc không đảm bảo được các quy định như sau:

  • Người lập di chúc phải trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc phải đúng với quy định của luật.

Xem thêm: Thế nào là di chúc không hợp pháp? Không chỉ có điều kiện về nội dung, mà còn cần điều kiện về hình thức và người lập di chúc. Vì vậy, đôi khi di chúc sẽ ở trong tình trạng không đáp ứng đủ điều kiện. Khi đó sẽ dẫn đến phải xử lý di chúc có điều kiện trái pháp luật.

1.2. Điều kiện về người lập di chúc

Người lập di chúc là người thành niên có đầy đủ các điều kiện trên; có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Người lập di chúc là người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi; di chúc phải được lập thành văn bản. Đồng thời, được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Người lập di chúc là người bị hạn chế về thể chất hoặc là người không biết chữ, thì được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

1.3. Điều kiện về hình thức của di chúc

Di chúc theo quy định của pháp luật về mặt hình thức là di chúc phải được lập thành văn bản; di chúc miệng.

  • Đối với di chúc bằng văn bản, gồm: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực. Và phải có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
  • Đối với di chúc miệng. Di chúc miệng theo quy định pháp luật là việc người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Nếu một di chúc không đáp ứng các điều kiện trên thì di chúc sẽ bị coi là trái pháp luật hay không hợp pháp. Di chúc sẽ bị vô hiệu và được xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Xử lý di chúc có điều kiện trái pháp luật

Theo câu hỏi được đặt ra, thì việc người mẹ để lại di chúc có điều kiện con không được kết hôn là trái với quy định của pháp luật. Đây có thể bị coi là hành vi cản trở kết hôn và sẽ bị xử phạt về hành chính và hình sự.

2.1. Đối với hành vi cản trở kết hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khoản 2 Điều 5 có ghi rõ về vấn đề cấm các hành vi sau: ” 2. Cấm các hành vi sau đây:a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;…”  Như vậy, việc đưa ra điều kiện con không được kết hôn với người con yêu được coi là hành vi cản trở kế hôn. Đồng nghĩa với việc đây là điều kiện trái với pháp luật.

2.2. Xử phạt hành chính di chúc có điều kiện trái pháp luật

Tại Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định đối với hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ thì: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.” Như vậy, việc đưa ra điều kiện không cho phép con kết hôn trong di chúc có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

2.3. Xử lý hình sự di chúc có điều kiện trái pháp luật

Hành vi cản trở hôn nhân còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015.

  • Hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kế hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
  • Hành vi cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.

Các hành vi trên đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đế 03 năm. Trên đây là các mức xử lý hành vi có điều kiện trái pháp luật trong di chúc. Trường hợp này di chúc sẽ bị vô hiệu, người con vẫn được hưởng thừa kế do nằm ở hàng thứ nhất khi chia di sản thừa kế theo pháp luật. Xem thêm video sau:

LSX đã làm rõ vấn đề về xử lý di chúc có điều kiện trái pháp luật. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, liên hệ qua hotline: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Cơ quan nào sẽ xử lý hành vi cản trở kết hôn?” answer-0=”Người bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp có thể yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn và xử lý.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật gồm những ai?” answer-1=”Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.” image-1=”” count=”2″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm