Trong vụ án hình sự, vật chứng được xem là một trong những những chứng cư quan trọng, được dùng để làm công cụ, phương tiện phạm tội… buộc tội những người có hoặc không liên quan đến vụ án hình sụ đó và làm sáng tỏ tình tiết của vụ án. Trong trường hợp vụ án bị đình chỉ hay đã đưa ra xét xử thì vật chứng sẽ phải được xử lý. Việc xử lý vật chứng là khâu quan trọng trong quán trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội và đúng quy định pháp luật. Vậy xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
Vật chứng là gì?
Theo Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về vật chứng như sau:
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Thẩm quyền xử lý vật chứng trong vụ án hình sự
Tùy vào giai đoạn của vụ án mà thẩm quyền xử lý vật chứng sẽ thuôc về các chủ thể sau:
– Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra;
– Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố;
– Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử;
– Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử.
Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
Xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì vật chứng được xử lý như sau
Thứ nhất: Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ
Công cụ phạm tội là những dụng cụ vật chất như Tiền, vàng, kim khí quý, dao, gậy, gạch đá…mà tội phạm sử dụng nó để thực hiện tội phạm. Phương tiện phạm tội là những đối tượng vật chất được tội phạm sử dụng trợ giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội của mình. Phương tiện phạm tội thường bao gồm nhiều dạng trong đó có cả công cụ phạm tội, đồng thời phương tiện phạm tội có thể là tăng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Với những công cụ, phương tiện nêu trên thì có thể bị tịch thu tiêu hủy nếu đó là vật cấm lưu thông, vật không có giá trị hoặc sung quý nhà nước nếu đó là vật có giá trị.
Thứ hai: Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước.
Đây là trường hợp mà cách thức xử lý vật chứng khác hoàn toàn so với trường hợp trên, ở trường hợp này vật, tiền thường được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp hoặc người quản lý hợp pháp. Trong trường hợp vật chứng đó không xác định được ai là chủ sở hữu thì sung quỹ nhà nước.
Sở dĩ có sự khác nhau giữ 2 trường hợp trên là do ở trường hợp thứ nhất vật chứng đó hoàn toàn thuộc sở hữu của người phạm tội hoặc của những người khác đồng ý cho tội phạm sử dựng tài sản của mình làm công cụ, phương tiện phạm tội. Còn ở trường hợp thứ hai đây là tài sản hợp pháp của những chủ thể khác và những tài sản này bị tội phạm sử dụng ngoài ý muốn của chủ sở hữu.
Thứ ba: Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
Đây là trường hợp mà thông qua hành vi phạm tội mà tội phạm đã thu lợi bất chính hoặc tạo ra được một số lượng tiền hoặc tài sản so với ban đầu. Trường hợp nay gọi là tài sản phạm tội mà có, hình thức xử lý là tịch thu xung quỹ nhà nước.
Thứ tư: Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
Hàng hóa mau hỏng được hiểu là những loại hàng hóa có hạn sử dụng ngắn nhanh bị hư hỏng trong điều kiện bình thường
Hàng hóa khó bảo quản là những hàng hóa yêu cầu hình thức bảo quản phức tạp nếu bảo quản ở các điều kiện bình thường thì không thể giữ được giá trị tài sản.
Với những vật chứng là các loại kể trên thì có thể đen bá theo quy định của pháp luật
Thứ năm: Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
Là những vật mà khi định giá nó không có bất cứ giá trị gì hoặc những vật mà không thể khai thác tính năng công dụng của nó. Trường hợp này thì bị tịch thu, tiêu huỷ.
Những vướng mắc bất cập thu thập vật chứng hiện nay
Một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng trong thực tiễn như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định: Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật, trường hợp không bán được thì tiêu hủy. Hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng hoặc khó bảo quản bao gồm: Thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác) hoặc là các loại hóa chất… Đối với hàng hoá mau hỏng hoặc khó bảo quản, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 không quy định hình thức bán, đó là bán thông thường hay bán đấu giá theo thủ tục bán đấu giá tài sản. Trong thực tiễn giải quyết vụ án đối với loại vật chứng này có trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc tự mình đánh giá hàng hóa đó là mau hỏng để tiến hành bán đấu giá, có cơ quan yêu cầu các cơ quan chuyên ngành vào thực hiện các nội dung trên, từ đó dẫn tới việc xử lý vật chứng không thống nhất, có lúc dẫn tới sai sót do đánh giá không chính xác vật có phải là mau hỏng hoặc khó bảo quản hay không.
Thứ hai, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy. Việc Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định việc tịch thu tiêu hủy vật chứng là cần thiết nếu vật chứng đó không còn giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đáng kể, nhưng hiện nay cũng chưa có quy định hoặc văn bản hướng dẫn như thế nào là “vật chứng không có giá trị hoặc giá trị sử dụng không đáng kể” để xử lý, do luật không quy định nên nhiều trường hợp cơ quan tố tụng đã tự xác định vật chứng không còn giá trị theo ý chí cá nhân để xử lý. Việc cơ quan tố tụng tự đánh giá không có căn cứ xác định đôi lúc sẽ dẫn tới không chính xác, nếu việc đánh giá không cẩn thận, tỉ mỉ sẽ dẫn tới việc xử lý vật chứng tùy tiện, không đúng pháp luật.
Thứ ba, theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015: Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao ngay cho cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp, quy định này được hiểu đối với loại vật chứng này cơ quan tiến hành tố tụng không có thẩm quyền xử lý mà thẩm quyền xử lý đó là các cơ quan chuyên ngành được pháp luật quy định như cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Hải quan, cơ quan khác của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn… do đó Luật quy định sau khi có kết luận giám định thì cơ quan tố tụng phải giao ngày cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng là động vật hoang dã hoặc thực vật ngoài lai. Quy định này của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đưa vào trong vấn đề xử lý vật chứng là rất phù hợp với các vụ án về môi trường hoặc vụ án khác liên quan đến thực vật ngoại lại.
Thứ tư, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 không quy định vấn đề xử lý đối với những vật chứng được xem làm tài sản đặc biệt mà Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 chỉ quy định chung là trả lại ngay tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án. Tài sản đặc biệt theo chúng tôi hiểu, đó là: tranh, ảnh có giá trị nghệ thuật lớn, chim cảnh, cây cảnh có giá trị, các loại tác phẩm nghệ thuật khác như tượng điêu khắc, các dụng cụ âm nhạc có giá trị…
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì
- Quy định tốc độ xe máy trên quốc lộ 1a
- Mức chi trả tối đa của bảo hiểm y tế
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật hình sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn soạn thảo hồ sơ thủ tục ly hôn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Vật chứng có thể được xem là chứng cứ trong vụ án nếu:
Là công cụ, phương tiện phạm tội
Vật là đối tượng của tội phạm
Vật mang giấu vết tội phạm
Tiền bạc có giá trị chứng minh, có ý nghĩa với việc giải quyết vụ án
Vật khác có giá trị chứng minh, có ý nghĩa với việc giải quyết vụ án
Chứng cứ trong vụ án hình sự là nội dung quan trọng và được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự, việc xác định chứng cứ của vụ án hình sự thông thường do cơ quan có chuyên môn và thẩm quyền thực hiện.
Chứng cứ là những gì có thật; được thu thập trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội; người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quyền:
– Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
– Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
– Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
– Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.