Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai hiện nay

bởi Anh
Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai hiện nay

Những vi phạm trong quản lý đất đai hiện nay vẫn còn tồn tại và nhiều vụ việc thì cách thức vi phạm ngày càng có phần tinh vi hơn. Vì đất đai là loại tài nguyên lớn và không thể khai thác mở rộng nên việc quản lý đất đai nắm vai trò thực sự quan trọng trong việc phát triển quỹ đất sẵn có đưa nó phục vụ cho đời sống của người dân cũng như sự phát triển chung của đất nước. Vậy những vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện nay sẽ bị xử lý như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai hiện nay” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin cần thiết.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013
  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai là gì?

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và không thể tái tạo được. Đất đai xuất hiện hầu hết trong cuộc sống của chúng ta. Con người càng tăng lên thì kèm theo đó là lượng đất đai ngày càng ít đi. Chính vì vậy việc làm sao để có thể thực hiện quản lý tốt nguồn đất đai là việc làm mà tất cả chúng ta đều cần chung tay thực hiện. Vậy đối với trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai thì quy định như thế nào?

Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai được hiểu là tội phạm có dâu hiệu hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý Nhà nước về đất đai đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.

Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai hiện nay
Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai hiện nay

Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai hiện nay

Những vi phạm trong quản lý đất đai lúc nào cũng gây ra những tổn thương lớn đến tình hình kinh tế chính trị cũng như sự phát triển của từng địa phương. Những địa phương có sự quản lý đất đai tốt bao giờ cũng có nền kinh tế phát triển hơn những địa phương mà việc quản lý đất đai chưa thực sự được chú trọng. Vi phạm đất đai là hành vi vi phạm pháp luật và bị coi là tội phạm cần được xử lý.

Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai và quản lý đất đai là hành vi vi phạm các quy định, quy chế, chính sách của Nhà nước về sử dụng, khai thác, quản lý và chuyển nhượng đất đai.

Căn cứ theo Điều 229 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

– Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2);

+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 70.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vuông (m2) đến dưới 80.000 mét vuông (m2);

+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên;

+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm: mất xe máy thì báo công an ở đâu

Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai hiện nay
Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai hiện nay

Cấu thành tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai

Mỗi tội phạm khi được quy định trong pháp luật đều có những quy định riêng và cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên là khách thể của tội phạm sau đó là chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. Các yếu tố này tạo nên tính chất cơ bản cho việc vi phạm, làm cho tội phạm được hình thành rõ nét hơn khi đưa ra phân tích. Vậy cấu thành của tội vi phạm những quy định của đất đai này như thế nào?

Khách thể của tội phạm:

Tội phạm của tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai xâm phạm đến khách thể là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai về việc giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Mặt khách quan của tội phạm:

Dấu hiệu hành vi khách quan:

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Là trường hợp người phạm tội có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai trái pháp luật…

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là người có chức vụ, quyền hạn nhưng đã vượt quá quyền hạn được giao để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai trái pháp luật.

Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn có thể thực hiện một trong các hành vi:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn giao đất trái pháp luật

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thu hồi đất trái pháp luật

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cho thuê đất trái pháp luật; cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.

Về hậu quả:

Khác với tội vi phạm các quy định của nhà nước về sử dụng đất đai, tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai mà gây hậu quả nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 của điều 229 BLHS.

Các dấu hiệu khách quan khác:

Các dấu hiệu khách quan khác như: Các quy định của nhà nước về quản lý đất đai như: Luật đất đai, các Nghị định của chính phủ hoặc các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Do đó, khi xác định hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai, các cơ quan tiến hành tố tụng cần nghiên cứu kỹ các văn bản của nhà nước quy định về quản lý đất đai.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội vi phạm quy định về quản lý đất đai thực hiện hành vi của mình là do cố ý

Cố ý trực tiếp: Nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm quy định của nhà nước về quản lý đất đai, mong muốn cho hậu quả xảy ra

Cố ý gián tiếp: Nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm quy định của nhà nước về quản lý đất đai , tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến việc giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

Nếu hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai thì chưa phải chịu trách nhiệm hình sự.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai hiện nay. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các hành vi vi phạm quản lý đất đai gồm những hành vi nào?

– Giao đất trái thẩm quyền quy định;
– Thu hồi đất đai trái luật: Thu hồi đất đã giao cho người dân thuê, nhưng khi chưa hết thời hạn thuê đã thu hồi mà không tuân thủ quy định của Luật Đất đai;…
– Cho thuê đất trái pháp luật: Cho thuê đất không đúng đối tượng, mục đích…
– Cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật: Cho phép chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở trái pháp luật…

Nhà nước quản lý đất đai theo những nguyên tắc nào?

Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai theo quy định tại Luật Đất đai 2013 gồm:
Thứ nhất, đảm bảo quản lý tập trung và thống nhất
Thứ hai, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai
Thứ ba, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích
Thứ tư, tiết kiệm và hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm