Xử phạt thực phẩm hết hạn sử dụng như thế nào?

bởi Gia Vượng
Xử phạt thực phẩm hết hạn sử dụng như thế nào?

Xin chào Luật sư X. Tôi có thắc mắc trong quy định hạn sử dụng của thực phẩm, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể công ty chúng tôi có nhập một lô hàng thực phẩm, mặt hàng này có thời hạn sử dụng là 6 tháng đến thời điểm này thì lô hàng này đã hết hạn sử dụng. Tôi thắc mắc rằng khi công ty tôi bán lô hàng này cho khách hàng có vi phạm gì không? Hiện nay việc xử phạt thực phẩm hết hạn sử dụng như thế nào? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời cho thắc mắc của mình nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy định về hạn sử dụng của hàng hóa như thế nào?

Để đảm bảo quyền lợi cho cho bản thân chúng ta phải lựa chọn các mặt hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ, còn thời hạn sử dụng… nhưng trong thực tế vấn đề ngày sản xuất, hạn sử dụng và nhiều vấn đề liên quan khác đến một sản phẩm còn khá lộn xộn, người tiêu dùng không thể phân biệt được. Do vậy Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, cụ thể ngày sản xuất, hạn sử dụng được quy định như sau:

“Điều 14. Ngày sản xuất, hạn sử dụng

Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.

Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.

Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.

Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.

“Ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.

Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.

Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.

Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này.

Hàng hóa có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản 1 Điều này quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định này.

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm… thì hàng hóa hết hạn sử dụng là điều không thể tránh hỏi. Theo quy định hàng hóa, việc kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà các cơ sở kinh doanh, phân phối hàng hóa vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm này. Đối với những trường này tùy vào mức độ và hành vi vi phạm mà có mức xử lý khác nhau.

Bán hàng hóa hết hạn sử dụng có bị xử phạt không?

Căn cứ khoản 11 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Xử phạt thực phẩm hết hạn sử dụng như thế nào?
Xử phạt thực phẩm hết hạn sử dụng như thế nào?

11. “Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó.

Hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.”

Đồng thời tại khoản 4 Điều 8 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 quy định:

“Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

4. Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng.

….”

Theo đó mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng thuộc một trong các hành vi cấm nghiêm cấm, do đó nếu công ty bạn bán lô hàng hết hạn sử dụng cho khách hàng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt thực phẩm hết hạn sử dụng như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định:

“Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;

b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;

c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

13. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

14. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Ngoài ra tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định:

“Điều 4. Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

4. Mức phạt tiền:

a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;

b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.”

Như vậy theo quy định trên bán hàng hết hạn sử dụng có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy theo giá trị hàng hóa vi phạm có mức xử phạt cụ thể nêu trên. Lưu ý mức xử phạt trên đối với cá nhân, đối với tổ chức phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Ngoài ra còn tịch thu tang vật đối với hàng hóa hết hạn sử dụng, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Xử phạt thực phẩm hết hạn sử dụng như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về đơn khởi kiện ly hôn đơn phương cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về hạn sử dụng của thực phẩm có ý nghĩa như thế nào?

Quy định về hạn sử dụng của thực phẩm có nêu rõ về nguồn gốc xuất xứ, thành phần dinh dượng, phụ gia… của thực phẩm để người dùng cân nhắc trong chế độ ăn uống cũng như cách thức và thời gian bảo quản để sử dụng thực phẩm được lâu hơn, an toàn hơn.

Ngày sản xuất thực phẩm được hiểu là như thế nào?

Ngày sản xuất được hiểu là ngày chế biến và đóng gói sản phẩm. Tuy nhiên, nếu trong quá trình chế biến và sản xuất thực phẩm bị chi phối bởi nhân tố như con người, nhiệt độ, khí hậu… thì nguy cơ bị hỏng cũng có thể xảy ra. Đặc biệt là bia, nếu ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong bia sinh sôi phát triển và tồn tại khi bia được đóng kín trong chai.

Để đảm bảo thực phẩm an toàn khi sử dụng cần lưu ý gì?

Ngày nay, mọi mục đích cung cấp nông sản đến tay người tiêu dùng đều chung mục đích đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đây là một số mẹo cho các bạn tham khảo để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh:
Mua sản phẩm vẫn còn hạn sử dụng
Bảo quản thực phẩm đã mua trong tủ lạnh, nếu chúng dễ bị hỏng khi đặt trong môi trường nhiệt độ phòng
Cấp đông cho thực phẩm để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại trong môi trường
Tuân thủ hướng dẫn sử dụng và các khuyến cáo của nhà sản xuất

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm