Khi bạn mua bán hàng hoá dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam thì việc xuất hoá đơn bằng ngoại tệ có khá nhiều những lưu ý quan trọng. Vì việc sử dụng ngoại tệ và quản lý ngoại hối là những vấn đề được quản lý gắt gao. Việc quản lý ngoại hối ra sao liên quan rất nhiều đến việc quản lý tài chính cũng như những chính sách tiền tệ của nước ta. Đối với những hoá đơn mua bán muốn được xuất bằng ngoại tệ thì cần có sự cho phép của cơ quan nhà nước và cũng có những sự khác biệt nhất định khi thực hiện. Vậy cụ thể vấn đề này như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Xuất hóa đơn ngoại tệ trên MISA” dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Ngoài ngoại tệ thì ngoại hối còn bao gồm những thành phần nào?
Ngoại tệ hay ngoại hối đều là những khái niệm mà chúng ta thường được nghe thấy khi có những giao dịch phát sinh giữa các quốc gia trên thế giới. Ngoại hối và ngoại tệ thực chất không phải là hai khái niệm chỉ cùng về một vấn đề. Ngoại hối có phạm vi rộng hơn ngoại tệ. Ngoại tệ là khái niệm dùng để chỉ những đồng tiền nước ngoài có giá trị thanh toán hay nói cách khác là chỉ về tiền nhưng không phải Việt Nam đồng còn ngoại hối bao gồm cả ngoại tệ và những giấy tờ có giá khác của nước ngoài có giá trị.
Căn cứ theo Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về ngoại hối như sau:
Điều 6. Giải thích từ ngữ
…
- Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
…”
Như vậy, ngoài ngoại tệ thì ngoại hối còn bao gồm các thành phần theo quy định như trên.
Trường hợp nào thì doanh nghiệp được thực hiện giao dịch ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam?
Hiện nay quy định về sử dụng ngoại hối và ngoại tệ của nước ta rất nghiêm ngặt. Đối với những giao dịch thông thường việc sử dụng ngoại tệ là không được phép. Có những quy định này là do nhà nước muốn kiểm soát chặt ngoại tệ trong lãnh thổ Việt Nam và giữ nó ở một phạm vi nhất định. Điều này giúp chúng ta có thể giữ được vị thế của đồng tiền trong nước cùng với đó là đưa ra được những chính sách tiền tệ hợp lý phù hợp với môi trường chủ yếu là đồng Việt Nam như hiện nay.
Theo khoản 12 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN có quy định về các trường hợp được thực hiện giao dịch ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
“Điều 4. Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
- Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định sau:
a) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất;
b) Được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác.”
Như vậy, công ty như trên bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu thì được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản.
Xuất hóa đơn ngoại tệ trên MISA
MISA là công cụ kế toán không còn xa lạ với chúng ta. Đây là phần mềm kế toán được lập ra giúp việc thực hiện các hoạt động kế toán trở nên dễ dàng hơn và việc xuất nhập những hoá đơn điện tử cũng được thực hiện nhanh chóng hơn. Khi chúng ta thực hiện những thao tác trên MISA do là phần mềm kế tón tổng hợp nên có nhiều nghiệp vụ sẽ khá phức tạp và khó khăn. Vậy muốn xuất hoá đơn ngoại tệ trên MISA như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Xuất hóa đơn được sử dụng khi phát sinh thu nhập doanh nghiệp, cá nhân. Khi đối tượng tham gia các hoạt động kinh doanh như mua bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ luật như làm sổ đỏ ở Hà Nội, chuyển nhượng đất,…
Hướng dẫn cách phát hành hóa đơn điện tử bằng đồng tiền ngoại tệ từ chứng từ hạch toán theo đồng tiền ngoại tệ để tuân thủ đúng quy định của Cơ quan Thuế.
Trên giao diện lập hóa đơn/phiếu xuất kho, tại mục Loại tiền
- Nhấn biểu tượng chỉ xuống để chọn loại tiền cần lập hóa đơn.
- Có thể sửa lại tỷ giá ngoại tệ (nếu cần)
Các bước tiếp theo thực hiện tương tự như lập hóa đơn thông thường
- Thông tin về người bán
- Tên người bán, có thể là cá nhân hoặc tổ chức
- Địa chỉ người bán
- Thông tin liên hệ nếu có (Số điện thoại, email, FAX…)
- Thông tin về người mua
- Tên người mua hàng, có thể là các cá nhân hoặc tổ chức
- Địa chỉ người mua. (Theo đăng ký kinh doanh)
- Thông tin liên hệ nếu có (Số điện thoại, email, FAX…)
- Thông tin người nhận hàng, người nhập hàng nếu người mua hàng không trực tiếp đứng ra nhập khẩu (nếu cần)
- Số và ngày phát hành hóa đơn
- Số hóa đơn: Số hóa đơn nên dễ đọc, ngắn gọn, dễ nhớ.Thường người ta chọn số hóa đơn trùng với số hợp đồng và số packing list.
- Ngày phát hành hóa đơn: Trùng với ngày phát hành packing list để hạn chế tối đa việc nhầm lẫn về thời gian trên chứng từ.
- Thông tin về hàng hóa
- Tên hàng hóa, quy cách đóng gói (hộp, chai, set…)
- Đơn vị tính. (kg, tấn, lít…)
- Đơn giá (USD/tấn/kg/hộp.., EURO/tấn/kg/hộp…)
- Tổng tiền thanh toán.
- Một số thông tin khác
- Tổng tiền bằng chữ và số;
- Điều kiện cụ thể về mua bán quốc tế (điều kiện về ship hàng, điều kiện thanh toán, ngân hàng hưởng thụ, cảng đi, cảng đến, phí bảo hiểm, phí vận chuyển nếu có…);
- Điều kiện bảo quản, điều kiện dỡ hàng (nếu cần)
- Ký tên người bán và đóng dấu (nếu có).
Mời bạn xem thêm
- Cách xuất hóa đơn khách lẻ không lấy hóa đơn nhanh
- Xử lý hóa đơn đã xuất khi hủy hợp đồng?
- Khôi phục hóa đơn điện tử đã hủy như thế nào?
Khuyến nghị
LSX là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Xuất hóa đơn ngoại tệ trên MISA chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Công ty LSX luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xuất hóa đơn ngoại tệ trên MISA”. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về làm làm sổ đỏ ở Hà Nội. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.….
d) Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả rập và bằng chữ tiếng Việt, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì tổng số tiền thanh toán thể hiện bằng nguyên tệ và bằng chữ tiếng nước ngoài.
Căc cứ Khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP
1 Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
a) Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
Tại thời điểm hiện tại pháp luật Việt Nam sẽ có những nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp pháp luật cho phép sử dụng ngoại hối theo Thông tư số 32/2013/TT-NHNN thì mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, trong các văn bản thỏa thuận giữa các bên và các hình thức thỏa thuận tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh mức giá của hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên) của người cư trú, người không cư trú đều không được thực hiện bằng ngoại hối.
Dựa vào những phân tích được nêu ở mục trên thì một số trường hợp các tổ chức cá nhân vẫn có thể sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên việc xuất hóa đơn nói dung và nội dung trên hóa đơn nói riêng về chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn thì phải căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể đồng tiền ghi trên hóa đơn phải ghi dựa trên nguyên tắc như sau:
Đồng tiền được ghi trên hóa đơn phải là Đồng Việt Nam (ký hiệu là chữ “đ”). Đối với những trường hợp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ được quy định trong pháp lệnh ngoại hối và các văn bản hướng dẫn (được phân tích ở trên) thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi trên ngoại tệ. Người bán phải đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ được pháp luật Việt Nam công nhận và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán được thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ và không phải quy đổi ra đồng Việt Nam. Mã ký hiệu của ngoại tệ thì phải căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế về ngoại tệ đó.
Như vậy: Doanh nghiệp chỉ được quyền xuất hóa đơn ngoại tệ khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thuộc các trường hợp được pháp luật cho phép (cụ thể tại Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN), tuy nhiên thì khi ghi trên hóa đơn thì phải thể hiện tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam. Còn đối với trường hợp bán hàng hóa được sử dụng ngoại tệ và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì sẽ không cần phải quy đổi.