Xúc phạm giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục bị xử lý như thế nào?

bởi Thanh Tri
xúc phạm giáo viên cán bộ quản lý giáo dục bị xử lý như thế nào?

Trong thời gian gần đây, trên một số diễn đàn xuất hiện thông tin về các vụ việc xúc phạm giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, mà đối tượng là phụ huynh hay còn là những em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, thầy cô là người chỉ đường hướng dẫn cho các em học sinh. Chính lẽ đó, Các bậc phụ huynh và các em cần phải tôn trọng, biết ơn họ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có những hành vi xúc phạm giáo viên. Vậy xúc phạm giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục bị xử lý như thế nào?
Tại bài viết sau đây, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “ Xúc phạm giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục bị xử lý như thế nào?”.

Tại bài viết sau đây, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “ Xúc phạm giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục bị xử lý như thế nào?”. Mong rằng bài viết sẻ mang đến bạn đọc nhiều điều bổ ích .

Căn cứ pháp lý

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm là gì?

Đây là quy định được đánh giá là tiến bộ, cần thiết và kịp thời trong môi trường giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ thế nào là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và các quy định liên quan hiện nay ra sao.
Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp. Nhân phẩm là phẩm giá và giá trị con người.
Hiến pháp 2013 và BLDS 2015 quy định mọi người được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm; không bị bất kỳ hình thức đối xử nào xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm. Danh dự, nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ và là một trong những quyền về nhân thân.
Luật Giáo dục 2019 ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của giáo viên và học sinh, trong đó có quyền được tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
Theo khoản 4 Điều 70 Luật Giáo dục quy định một trong những quyền của nhà giáo là được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Khi người nào đó (người dân, giáo viên, sinh viên, phụ huynh..) có lời nói hoặc hành động làm tổn thương, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của nhà giáo là vi phạm. Chẳng hạn như nói xấu, chửi mắng, nói không đúng sự thật nhằm mục đích hạ uy tín, danh dự, nhân phẩm của giáo viên.
Tại Điều 82 luật này quy định người học có nhiệm vụ rèn luyện theo quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục; tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục. Điều 89 cũng quy định về trách nhiệm của nhà trường phải thực hiện quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội bảo đảm an toàn cho người dạy và người học. Điều 90 quy định trách nhiệm của gia đình là phải tôn trọng nhà giáo, không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo.

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục bị xử lý thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 04/2021/NĐ-CP thì hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà giáo bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Điều 26. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục; vi phạm quy định về chính sách đối với nhà giáo

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo.
  3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai.

Như vậy, nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà giáo mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà giáo còn phải bị buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm có yêu cầu không xin lỗi công khai.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 26, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai.

xúc phạm giáo viên cán bộ quản lý giáo dục bị xử lý như thế nào?
Xúc phạm giáo viên cán bộ quản lý giáo dục bị xử lý như thế nào?

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của giáo viên có thể bị phạt tù, căn cứ quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

  • Điều 155. Tội làm nhục người khác
  1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
    • a) Phạm tội 02 lần trở lên;
    • b) Đối với 02 người trở lên;
    • c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    • d) Đối với người đang thi hành công vụ;
    • đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
    • e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
    • g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
    • a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
    • b) Làm nạn nhân tự sát.
  1. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt tù không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề và làm các công việc từ 01 đến 05 năm.

Học sinh có bị xử phạt vi phạm trong trường hợp này không?

Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

Trong đó, theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Có thể thấy, khái niệm người chưa thành niên tương đối rộng, bao hàm cả trẻ em và từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

Theo đó, trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt vi phạm về vi phạm hành chính do lỗi cố ý. Còn người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ bị xử phạt về mọi vi phạm hành chính (theo khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Theo Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi năm 2020, việc xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục và giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích.

Quyết định xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm của hành vi, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm.

Trong đó, quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính với người chưa thành niên phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Cụ thể:

  • Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi: Không áp dụng hình thức phạt tiền.
  • Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi: Mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Nếu không có tiền nộp phạt, không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.

Đồng thời, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà BLHS có quy định khác.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Xúc phạm giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục bị xử lý như thế nào?Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký logo, giải thể doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, tra mã số thuế cá nhân, mức phạt vi phạm hợp đồng… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên xăm mình có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

Pháp luật không có quy định về việc cấm giáo viên xăm mình. Tuy nhiên, nhìn từ vị trí là một giáo viên; là một trong những nhân tố hình thành nên tính cách của học sinh; học sinh có thể bị tác động bởi sự tò mò, và có thể thử xăm mình. Điều này có lẽ là một sự tác động không mấy tích cực đến đời sống của các em.

Giáo viên có được phép thành lập công ty không?

Giáo viên được coi là viên chức. Theo quy định của pháp luật, giáo viên không được phép thành lập công ty.

Hiệu trưởng có quyền kỷ luật giáo viên không?

– Đối với trường tiểu học:
Theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thì Hiệu trưởng trường tiểu học có quyền thành lập Hội đồng kỷ luật. Trong đó hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc.
Việc xét kỷ luật đối với giáo viên thuộc thẩm quyền của hội đồng kỷ luật, hiệu trưởng có thẩm quyền thành lập hội đồng kỷ luật chứ không có quyền tự xét kỷ luật đối với giáo viên.
– Đối với trường trung học , phổ thông:
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định thì hiệu trưởng có quyền thực hiện kỷ luật đối với giáo viên theo quy định của pháp luật. Hiệu trưởng các trường phổ thông có quyền kỷ luật đối với giáo viên.
Tuy nhiên, việc kỷ luật, hình thức kỷ luật phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về kỷ luật viên chức tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm