Xuyên tạc, cắt ghép, rút gọn phát ngôn của nghệ sĩ nhằm gây tranh cãi đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. Nhiều nghệ sĩ đã gặp phải không ít những rắc rối; phiền phức khi những phát ngôn, hình ảnh,… của mình bị xuyên tạc; làm ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín, danh dự của họ. Mới đây nhất nội dung phát ngôn “Bố già của tôi càng thành công chứng tỏ người Việt có vấn đề về tâm lý càng lớn” được cho là của Trấn Thành lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội; tạo ra tranh luận dữ dội. Không ít người đã bày tỏ bức xúc; và yêu cầu nam nghệ sĩ Trấn Thành phải lên tiếng xin lỗi; vì cho rằng khán giả đang có vấn đề tâm lý mới đi xem phim. Ngay sau đó, Trấn Thành đã có những chia sẻ thẳng thắn với người hâm mộ rằng câu phát ngôn trên của mình bị bóp méo; và cắt ghép đúng câu đầu khiến nhiều người hiểu lầm anh. Có thể thấy, việc xuyên tạc, cắt ghép, rút gọn những phát ngôn của nghệ sĩ đã ảnh hưởng rất nhiều đến thanh danh của họ. Vậy những trường hợp này pháp luật sẽ xử lý như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật dân sự của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Tại sao tình trạng cắt ghép, xuyên tạc phát ngôn của nghệ sĩ lại xảy ra khá thường xuyên?
Với thời đại bùng nổ mạng xã hội hiện nay, không ít nghệ sĩ đã sử dụng các ứng dụng như Facebook, Tik Tok… để quảng bá hình ảnh; đưa tên tuổi đến gần hơn với công chúng. Nhưng cũng chính mạng xã hội mang lại nhiều phiền toái; nhất là khi tình trạng cắt ghép clip, hình ảnh, xuyên tạc phát ngôn… làm ảnh hưởng đến uy tín ngày một gia tăng.
Dù không ít lần bị xuyên tạc phát ngôn, hình ảnh, clip; nhưng nhiều nghệ sĩ hiện nay đều chọn cách xử lý “nhẹ tay” như lên tiếng đính chính trên các trang cá nhân; hoặc im lặng mà không có động thái mạnh hơn. Thêm vào đó, việc trước đây một số nghệ sĩ dùng chiêu trò; scandal trên mạng xã hội để “đánh bóng” tên tuổi; đã khiến một bộ phận người sử dụng mạng xã hội sử dụng các cách thức này như một cách làm trò mua vui; mà không nghĩ đến việc làm xấu hình ảnh của những nghệ sĩ chân chính. Cộng thêm, một bộ phận anti-fan muốn hạ bệ tên tuổi của các ngôi sao họ không thích; nên cố tình dùng các chiêu trò, hành vi không hay. Ngoài ra, việc chạy theo lượt xem, thu hút đã khiến họ “câu view” bất chấp. Cũng bởi những lý do đó mà hiện nay vấn nạn cắt ghép, xuyên tạc phát ngôn của nghệ sĩ xảy ra thường xuyên; và nghiêm trọng hơn.
Cắt ghép, xuyên tạc phát ngôn của nghệ sĩ bị xử lý như thế nào?
Đối với hành vi cắt ghép; đưa thông tin sai sự thật; xuyên tạc phát ngôn của nghệ sĩ là hành vi vi phạm pháp luật; gây hiệu ứng trái chiều từ dư luận; làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của họ. Do đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý như sau:
Đối với trách nhiệm dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Như vậy, việc cắt ghép, xuyên tạc phát ngôn của nghệ sĩ là hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; gây thiệt hại nghiêm trọng đến danh tiếng của họ thì phải bồi thường. Đồng thời, người bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín có quyền khởi kiện dân sự; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ, hành vi, người vi phạm còn có thể bị xử lý hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử lý hành chính khi xuyên tạc phát ngôn của người khác
Theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:
“Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;”
Do đó, hành vi xuyên tạc phát ngôn của người khác; gây hiệu ứng trái chiều từ dư luận; làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của người khác; sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
Khi nào bị xử lý hình sự về hành vi xuyên tạc phát ngôn của nghệ sĩ?
Với những trường hợp nặng hơn, cần truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó “Tội làm nhục người khác” (Điều 155 Bộ luật Hình sự) về những hành vi có thể bằng lời nói; bài viết; hình ảnh; hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác; phạt cảnh cáo từ 10 đến 30 triệu đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm tùy theo mức độ vi phạm, tính chất của hành vi.
“Tội vu khống” (Điều 156 Bộ luật Hình sự) – hành vi bịa đặt; hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật; nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự; hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; sẽ phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm; hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm; bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm; bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm tùy theo mức độ vi phạm, tính chất của hành vi.
Có thể thấy, các hành vi cắt ghép, xuyên tạc phát ngôn của nghệ sĩ phải lên án và bài trừ một cách triệt để. Vấn đề này không nên chỉ dừng lại ở việc giãi bày; đính chính mà cần thu thập đầy đủ các chứng cứ; và nhờ cơ quan có thẩm quyền xử lý; và cần có những chế tài, mức xử phạt nghiêm khắc để làm gương; tuyên chiến với vấn nạn này.
Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư dân sự: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Nói xấu người khác trên facebook bị xử lý như thế nào?” answer-0=”Tùy vào mức độ xúc phạm mà hành vi này bị xử lý vi phạm hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định sau: Về xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Việc nói xấu người khác trên facebook bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Trong trường hợp dùng facebook để xúc phạm nhân phẩm, danh dự đến mức nghiêm trọng; thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Bị tung tin là người bị nhiễm HIV lên facebook thì làm thế nào?” answer-0=”Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bạn có thể tố giác người có hành vi phạm tội; và cung cấp các thông tin, chứng cứ lên cơ quan Công an để giải quyết.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Việc cung cấp dịch vụ có nội dung mê tín dị đoan sẽ bị xử phạt như thế nào? ” answer-0=”Theo quy định tại Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì việc cung cấp dịch vụ có nội dung mê tín dị đoan sẽ bị xử phạt với số tiền từ 30 – 50 triệu đồng.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]