Bản án sơ thẩm là văn bản pháp lý quan trọng, chưa có hiệu lực ngay mà cần có thời gian. Trong một số trường hợp, hội đồng phúc thẩm có quyền thay đổi quyết định của cấp sơ thẩm. Kháng cáo là quyền cơ bản của công dân khi thấy bản án, quyết định không đúng pháp luật. Công dân có thể làm đơn kháng cáo nộp lên toà án có thẩm quyền ra quyết định bản án đó. Dưới đây, Luật sư X sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho bạn đọc mẫu đơn kháng cáo hình sự mới năm 2023, bạn đọc tham khảo nhé!
Người có quyền kháng cáo là ai?
Theo quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015, người có quyền kháng sau được quy định như sau:
- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
- Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
- Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Nội dung của đơn kháng cáo
Nội dung của đơn kháng cáo bao gồm:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo.
- Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo.
- Lý do và yêu cầu của người kháng cáo.
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Tải xuống mẫu đơn kháng cáo hình sự mới năm 2023
Hướng dẫn cách điền mẫu đơn kháng cáo vụ án hình sự
Khi điền thông tin vào mẫu đơn kháng cáo vụ án hình sư, bạn cần lưu ý:
Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án muốn kháng cáo, cụ thể:
Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh);
Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, thành phố nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Toà án nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện.
Ghi rõ thông tin của người có yêu cầu kháng cáo, cụ thể:
- Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó;
- Nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo;
- Nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền.
Ghi đầy đủ thông tin địa chỉ của người có yêu cầu kháng cáo:
- Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú;
- Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
Ghi tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo. Ghi rõ là bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự (ghi rõ vụ án gì, ví dụ: Trộm cắp tài sản, Cố ý gây thương tích).
Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó.
Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.
Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết chẳng hạn như yêu cầu giảm mức hình phạt; yêu cầu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại.
Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó; Nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Trình tự kháng cáo vụ án hình sự
Trình tự kháng cáo vụ án hình sự được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Gửi đơn kháng cáo hoặc kháng cáo trực tiếp
- Trường hợp gửi đơn kháng cáo:
Theo khoản 1 Điều 332 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
- Kháng cáo trực tiếp:
Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo.
Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định. Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn
Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.
Sau khi nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021. Cụ thể như sau:
- Đơn kháng cáo hợp lệ: Tòa án cấp sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo theo quy định như sau:
- Việc kháng cáo phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.
- Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Viện kiểm sát đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.
- Người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
- Đơn kháng cáo không hợp lệ nhưng nội dung chưa rõ: Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ.
- Đơn kháng cáo đúng quy định nhưng quá thời hạn kháng cáo: Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do và xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
- Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo: trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do của việc trả lại đơn.
- Việc trả lại đơn có thể bị khiếu nại trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành xét xử theo thủ tục phúc thẩm
Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án và tiến hành các bước chuẩn bị xét xử và xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn kháng cáo về tội đánh bạc theo quy định năm 2022
- Đơn kháng cáo có được điểm chỉ không theo quy định 2022?
- Mẫu đơn kháng cáo giành quyền nuôi con mới năm 2022
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu đơn kháng cáo hình sự mới năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về dịch vụ đăng ký bản quyền Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ theo Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, thời hạn kháng cáo được quy định như sau:
Đối với bản án sơ thẩm: 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
Đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
Lưu ý: Việc kháng cáo quá thời hạn trên được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định.
Đơn kháng cáo: Theo khoản 2 Điều 332 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, đơn kháng cáo phải có các nội dung chính bao gồm:
Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Ngoài ra, người có quyền kháng cáo có thể chuẩn bị kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.