Hiện nay, một trong những giải pháp để đảm bảo quyền lợi nghĩa vụ giữa các bên thì thực hiện đăng ký gia dịch bảo đảm, đặc biệt là đối với các loại tài sản như Bất động sản, các loại tài sản có giá trị lớn khác. Bên cạnh đó, một trong những cải tiến lớn trong việc đăng ký giao dịch bảo đảm đó là việc đăng ký giao dịch bảo đảm online ( đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến ). Vậy đăng ký biện pháp bảo đảm online được hiểu như thế nào? Pháp luật quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm online ra sao?
Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của LSX để hiểu và nắm rõ được những quy định về “ Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm online ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 102/2017/NĐ-CP
- Luật nhà ở 2014
Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. Cụ thể:
– Sổ đăng ký là Sổ địa chính hoặc Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu biển hoặc sổ khác theo quy định của pháp luật;
– Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm là tập hợp các thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.
(Khoản 2, 3 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP)
Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm:
Cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
– Thế chấp quyền sử dụng đất;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
– Thế chấp tàu biển.
Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm online
Bước 1: Đăng nhập
Vào hệ thống đăng ký trực tuyến: Cục Đăng Ký quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư Pháp (moj.gov.vn). Ấn “đăng nhập khách hàng thường xuyên”
- Nếu bạn là khách hàng mới; muốn thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm lần đầu thì thực hiện tạo tài khoản trực tuyến.
- Nếu bạn đã có tài khoản thì thực hiện đăng nhập bằng mail và mật khẩu; (nếu quên mật khẩu bạn có thể được cấp lại bằng cách ấn vào mực “quên mật khẩu”).
Bước 2: Lựa chọn
Sau khi đăng nhập xong; màn hình sẽ hiển thị các mục sau và bạn hãy lựa chọn mục mà mình muốn thực hiện đăng ký:
- Đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng;
- Đăng ký thay đổi;
- Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm;
- Tra cứu thông tin hoặc gửi yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cung cấp thông tin;
- Đổi mật khẩu;
- Cập nhật hoặc xem thông tin tài khoản khách hàng;
- Hồ sơ khách hàng;
- Các đơn còn hiệu lực;
Bước 3: Điền thông tin
Lựa chọn mục “đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng” để thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm. Sau đó điền những thông tin cần thiết sau:
Thẻ thông tin chung:
Nhấp chuột vào “Thêm người đăng ký là bên nhận bảo đảm”
- Lựa chọn loại hình giao dịch: “Giao dịch bảo đảm”
- Lựa chọn quy mô: Bên bảo đảm sử dụng khoản vay cho tiêu dùng cá nhân; Bảo đảm là công ty có ít hơn 10 nhân viên, …..
- Số hợp đồng: …./ngày ký hợp đồng
- Giá trị của khoản vay hoặc nghĩa vụ: ….. đồng.
Thẻ bên bảo đảm:
- Lựa chọn một trong các chủ thể tham gia: Công dân việt nam; tổ chức có đăng ký kinh doanh trong nước; người nước ngoài, ….
- Số cmnd: 123333333
- Họ tên: Nguyễn văn A
- Đường/ phố – Quốc gia – Tỉnh/ thành phố – quận huyện
- Sau khi điền hết các thông tin trên thì nhấp chuột “Cập nhật”
Bên nhận bảo đảm
Nhập các thông tin tương tự bên bảo đảm
Tài sản
Nhập thông tin chi tiết về tài sản vào mục mô tả tài sản:
- Người yêu cầu đăng ký có thể mô tả cụ thể hoặc mô tả chung về tài sản; tài sản có thể mô tả chung nhưng phải xác định được (Đây là 1 trong những yêu cầu đối với tài sản bảo đảm). Việc mô tả chung về tài sản không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của đăng ký giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp quy định dưới đây:
- Trường hợp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tài sản này không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản hình thành trong tương lai thì người yêu cầu đăng ký mô tả chính xác số khung của phương tiện giao thông cơ giới đó.
- Ví dụ:
1/ xe ô tô
Số máy: 11px-2222; biển số: 59P-88888
Số khung: ……
Bước 4: Kiểm tra lại
Sau khi thực hiện xong các thao tác để đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm; thì người đăng ký nhấn vào “xem lại” để thực hiện kiểm tra lại thông tin mình đã kê khai.
- Nếu có thông tin chưa chính xác hoặc cần chỉnh sửa thì thực hiện: chọn chỉnh sửa để chỉnh sửa thông tin một trong 04 thẻ/ mục đã điền vào: Thông tin chung, bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, tài sản bảo đảm.
- Trường hợp các thông tin đã đầy đủ và chính xác thì thực hiện bước tiếp theo.
Bước 5: Xác nhận
Sau khi kiểm tra lại và đã đúng; đầy đủ các thông tin thì ấn vào “Xác nhận”.
- Lúc này hệ thống hiện một bản đơn đăng ký dưới dạng một thông báo bao gồm các thông tin như: Số đơn đăng ký; ngày đăng ký; Loại hình giao dịch; Số hợp đồng; bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm; tài sản; mã cá nhân ….
- Lưu ý: phải giữ mã cá nhân để sử dụng trong trường hợp đơn đăng ký thay đổi giao dịch bảo đảm và đơn xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Sau khi nhấp chuột vào xác nhận thì đã hoàn thành thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến.
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm được xác định theo quy định tại Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.
Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
– Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm và tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bổ sung hoặc nghĩa vụ bổ sung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký thay đổi vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
– Các trường hợp đăng ký sau đây không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm:
+ Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở 2014, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;
+ Các trường hợp đăng ký thay đổi quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 18 Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm online“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp tư nhân nói chung và các chủ doanh nghiệp tư nhân đang là quý khách hàng của LSX nói riêng. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bắc giang, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì?
- Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì? Khi nào phải đăng ký?
- Tài sản đảm bảo là gì? Những điều cần biết?
Câu hỏi thường gặp
– Cầm cố tài sản;
– Thế chấp tài sản;
– Đặt cọc;
– Ký cược;
– Ký quỹ;
– Bảo lưu quyền sở hữu;
– Bảo lãnh;
– Tín chấp;
– Cầm giữ tài sản.
– Thế chấp tài sản là động sản khác;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.