Năm 2023 mức phụ cấp công đoàn cơ sở là bao nhiêu?

bởi TranQuynhTrang
Năm 2023 mức phụ cấp công đoàn cơ sở là bao nhiêu?

Công đoàn cơ sở được biết đến là đơn vị công đoàn cốt lõi trực tiếp tiếp cận với người lao động và tương tác với bên người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi của người lao động, cũng như hỗ trợ trong quá trình cải thiện tiền lương, điều kiện lao động cho người lao động. Theo quy định, trong hệ thống tổ chức công đoàn sẽ phân chia thành các công đoàn khác nhau, trong đó được quan tâm nhiều đến là công đoàn cơ sở. Vậy chi tiết quy định về công đoàn cơ sở như thế nào? Mức phụ cấp công đoàn cơ sở là bao nhiêu? Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Công đoàn 2012

Công đoàn cơ sở là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Công đoàn 2012, công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn cơ sở trong hệ thống tổ chức công đoàn

Điều 7 Luật Công đoàn 2012 quy định về hệ thống tổ chức công đoàn như sau:

– Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

– Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Có mấy loại phụ cấp công đoàn?

Theo quy định về phụ cấp, các loại phụ cấp dành cho cán bộ công đoàn bao gồm:

– Phụ cấp kiêm nhiệm đối với các chức vụ lãnh đạo: phụ cấp này áp dụng đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở.

– Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn. Xác định đối với người đảm nhiệm các chức danh từ Tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử; Gồm cán bộ công đoàn chuyên trách và không chuyên trách. Họ thực hiện các trách nhiệm trong quản lý, tổ chức cũng như điều hành để mang đến hiệu quả hoạt động của công đoàn.

Chi phí mức phụ cấp dành cho cán bộ công đoàn phải nằm trong nguồn kinh phí của Tổng Liên đoàn. Các nguồn chi của kinh phí được kiểm soát, cân đối cũng như sử dụng vào các mục đích tổ chức hoạt động của công đoàn. Mức phụ cấp dành cho cán bộ công đoàn sẽ không tính vào khoản đóng về chế độ bảo hiểm, bao gồm BHXH, BHYT. Phụ cấp sẽ thôi hưởng từ tháng tiếp theo khi cán bộ công đoàn thôi giữ chức vụ.

Năm 2023 mức phụ cấp công đoàn cơ sở là bao nhiêu?
Năm 2023 mức phụ cấp công đoàn cơ sở là bao nhiêu?

Đối với cán bộ công đoàn cơ sở thì mức hưởng sẽ phụ thuộc vào số người lao động tại đơn vị làm việc. Phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở sẽ bằng hệ số phụ cấp nhân với tiền lương tối thiểu công đoàn cơ sở đang thu kinh phí công đoàn.

Năm 2023 mức phụ cấp công đoàn cơ sở là bao nhiêu?

* Đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm

(1) Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);

(2) Phó chủ tịch công đoàn cơ sở; công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);

(3) Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có); 

(4) Tổ trưởng, tổ phó công đoàn.

* Hệ số phụ cấp trách nhiệm 

Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở được xác định theo số lượng đoàn viên công đoàn, kết quả nộp đoàn phí công đoàn của năm trước liền kề, thực hiện theo khung số lượng đoàn viên, như sau:

– Đối với chức danh chủ tịch công đoàn cơ sở:

Năm 2023 mức phụ cấp công đoàn cơ sở là bao nhiêu?
Năm 2023 mức phụ cấp công đoàn cơ sở là bao nhiêu?

– Các đối tượng còn lại nêu tại (2), (3), (4) trên do ban chấp hành công đoàn cơ sở căn cứ nguồn chi được duyệt để cụ thể hóa hệ số chi phụ cấp trong quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở, theo khung số lượng đoàn viên, đối tượng được chi phụ cấp, xếp thứ tự ưu tiên gắn với trách nhiệm từ cao đến thấp (chủ tịch, phó chủ tịch…) và đánh giá kết quả hoạt động của các đối tượng hưởng phụ cấp. 

Thời gian chi phụ cấp có thể thực hiện theo tháng, quý, 6 tháng hoặc năm.

* Mức chi phụ cấp trách nhiệm

– Đối với công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp nhà nước

Mức phụ cấp hằng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước).

Trong đó, mức lương cơ sở hiện nay được xác định như sau:

+ Từ ngày 01/01 – 30/6/2023: mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

+ Từ ngày 01/7/2023: mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết 69/2022/QH15).

Như vậy, từ ngày 01/7/2023, mức chi phụ cấp trách nhiệm cao nhất cho cán bộ công đoàn cơ sở trong khu vực hành chính, sự nghiệp nhà nước là 1.800.000 đồng/tháng.

– Đối với công đoàn cơ sở doanh nghiệp và công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước

Mức phụ cấp hằng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước).

Trong đó, mức lương tối thiểu vùng hiện nay theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP được xác định như sau:

+ Mức lương tối thiểu vùng I là 4.680.000 đồng/tháng;

+ Mức lương tối thiểu vùng II là 4.160.000 đồng/tháng; 

+ Mức lương tối thiểu vùng III là 3.640.000 đồng/tháng;

+ Mức lương tối thiểu vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.

Như vậy, đối với cán bộ công đoàn cơ sở doanh nghiệp và công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước, mức chi phụ cấp trách nhiệm cao nhất có thể lên đến 4.680.000 đồng/tháng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Năm 2023 mức phụ cấp công đoàn cơ sở là bao nhiêu?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như Dịch vụ luật sư Bắc Giang. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở hiện nay như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ngày 03/02/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Mục 11.3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ ngày 20/02/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các hình thức tổ chức công đoàn cơ sở bao gồm:
– Công đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.
– Công đoàn cơ sở cơ sở có tổ công đoàn.
– Công đoàn cơ sở cơ sở có công đoàn bộ phận.
– Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.
Tùy theo số lượng đoàn viên và tính chất, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị lao động; số lượng đoàn viên của công đoàn cơ sở có thể tổ chức các công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn.
Việc thành lập công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; đồng thời phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn và hướng dẫn nội dung cụ thể để công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn tổ chức các hoạt động.

Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở là gì?

Điều 15 Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở như sau:
– Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện:
+ Chủ trương, đường lối của Đảng;
+ Chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân;
+ Các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.
– Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước.
– Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
– Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động:
+ Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;
+ Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
+ Tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội.
– Tổ chức thực hiện:
+ Nghị quyết của công đoàn các cấp, chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
+ Đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn;
+ Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định;
+ Thực hiện công tác phát triển, quản lý đoàn viên;
+ Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh;
+ Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc;
+ Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững;
+ Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn đối với từng loại hình công đoàn cơ sở.

Lợi ích của người lao động khi tham gia công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp là gì?

Khi tham gia vào công đoàn cơ sở người lao động sẽ có các quyền được hưởng các quyền nhất định, được công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Bên cạnh đó, người lao động còn nhận được nguồn hỗ trợ từ tài chính công đoàn trong các hoạt động như thăm hỏi, trợ cấp, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch,…

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm