Ở xã tôi hiện đang có kế hoạch xây dựng sân bóng và nhà văn hoá xã phục vụ cho nhu cầu giải trí của người dân. Nhưng quỹ đất công của xã không đủ nên xã quyết định thu hồi một phần đất nông nghiệp của những người dân cạnh khu vực xây dựng để khởi công. Dù vấp phải nhiều ý kiến trái chiều nhưng công trình hiện nay vẫn đang được xây dựng. Luật sư cho tôi hỏi thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp được quy định như thế nào? Và hành vi của xã như vậy có đúng quy định không? Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Thu hồi đất là gì?
Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng vi phạm pháp luật về đất đai. Mục đích thu hồi đất đều vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế, xã hội.
Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp
Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp như sau:
“Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. - Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.”
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp nhưng chỉ đối với đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:
- Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn nhưng thu hồi đất sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
Ủy ban nhân dân cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương)
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:
- Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
- Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Lưu ý: Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định thuộc thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi.
Như vậy, về cơ bản, thẩm quyền thu hồi là thống nhất với thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và được giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo từng đối tượng sử dụng đất cụ thể; đồng thời không được ủy quyền thu hồi.
Cơ quan có thẩm quyền có được phép thu hồi đất nông nghiệp trồng lúa của dân vào quỹ đất công ích hay không?
Căn cứ Điều 132 Luật Đất đai 2013 quy định về đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích như sau:
“Điều 132. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
- Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.
Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất. - Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoản này;
c) Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương. - Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm.
Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. - Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”
Như vậy, nguồn để hình thành quỹ đất 5% này là đất nông nghiệp người dân trả lại, tặng cho hoặc đất khai hoang chứ không thể thu hồi đất dân đang sử dụng lâu dài thành đất công ích.
Nếu xây dựng công trình mà có đụng đến đất dân thì phải có phương án bồi thường cụ thể rồi mới thu hồi. Việc có được thu hồi hay không thì phải xem lại Kế hoạch sử dụng đất.
Trình tự thu hồi đất được quy định như thế nào ?
Bước 1: Thông báo thu hồi đất
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất sẽ ban hành thông báo thu hồi đất gửi đến những chủ sử dụng đất bị thu hồi. Nội dung của thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Tùy vào loại đất khác nhau có thời hạn thông báo thu hồi đất khác nhau:
– Đối với đất nông nghiệp thời hạn thông báo chậm nhất là 90 ngày trước khi có quyết định thu hồi đất;
– Đối với đất phi nông nghiệp thời hạn thông báo chậm nhất là 180 ngày trước khi có quyết định thu hồi đất
Bước 2: Tiến hành hảo sát, đo đạc đất bị thu hồi, kiểm kê tài sản trên đất
– Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng như triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, khảo sát, kiểm đếm sẽ phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã thực hiện.
– Trong trường hợp người sử dụng đất không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, đo đạc, kiểm đếm thì Uỷ ban nhân dâ xã, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất bị thu hồi sẽ tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện theo quyết định, nếu không chấp hành thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Bước 3: Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường theo hình thức họp trực tiếp với chủ sử dụng đất trong khu đất bị thu hồi và lập văn bản có xác nhận của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã, đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và đại diện của những người có đất bị thu hồi. Những ý kiến đóng góp phải được ghi trong biên bản cùng với những ý kiến đồng ý cũng như không đồng ý với phương án bồi thường, đối với những trường hợp không đồng ý, Uỷ ban nhân dân xã sẽ tổ chức đối thoại. Sau đó sẽ trình phương án lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình lên Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
Bước 4: Quyết định phê duyệt và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền ( cấp tỉnh, cấp huyện) ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong cùng một ngày. Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư sẽ được niêm yết công khai tại Uỷ ban nhân dân xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất bị thu hồi. Quyết định bồi thường sẽ được gửi đến người có đất bị thu hồi, quyết định này ghi rõ hình thức, mức bồi thường hoặc tái định cư và thời gian bàn giao đất đã thu hồi.
Bước 5: Bồi thường, giải phóng mặt bằng
Mức bồi thường cũng như các phương thức bồi thường, hỗ trợ tái định cư sẽ được tổ chức thực hiện bồi thường theo phương án đã duyệt. Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức vận động, thuyết phục. Nếu đã tổ chức thuyết phục mà vẫn không chấp hành việc giao đất, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành biện pháp cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
Mời bạn xem thêm
- Mức bồi thường thu hồi đất tái định cư nhà ở năm 2023 là bao nhiêu?
- Năm 2023 quy định đất giãn dân có bị thu hồi không?
- Thủ tục thu hồi sổ đỏ cấp sai mục đích sử dụng theo quy định 2023
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về giá đất đền bù giải tỏa hiện nay. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền thu hồi đất được quy định rõ trong Điều 66 Luật đất đai 2013, uỷ ban cấp tỉnh và cấp huyện đều có thẩm quyền thu hồi đất. Khu vực đất thu hồi chịu sự quản lý của quận/huyện, tỉnh nào thì UBND nơi đó sẽ có quyết định thu hồi phù hợp với quy định pháp luật tuỳ trường hợp nhất định.
– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:
+ Tố chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trừ trường hợp người Việt Nam định cư nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì không có thẩm quyền thu hồi.
+ Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích, xã, phường, thị trấn.
– Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi với các trường hợp sau:
+ Thu hồi đất đối với gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất sẽ ban hành thông báo thu hồi đất gửi đến những chủ sử dụng đất bị thu hồi. Nội dung của thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Tùy vào loại đất khác nhau có thời hạn thông báo thu hồi đất khác nhau.
Đối với đất nông nghiệp thời hạn thông báo chậm nhất là 90 ngày trước khi có quyết định thu hồi đất;