Quy định năm 2023 về hệ số lương chuyên viên như thế nào?

bởi Bảo Nhi
Quy định năm 2023 về hệ số lương chuyên viên

Cán bộ và công chức là đối tượng có chỗ đứng nhất định trong xã hội hiện nay. Cán bộ làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước hay tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện còn công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào những chức danh trong cơ quan nhà nước có để thực thi hoạt động công vụ và được hưởng lương cùng với những khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hệ số lương chuyên viên” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Nhiệm vụ chính của chuyên viên nhà nước

– Tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, các công chức khác trong việc thực hiện công việc đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao.

– Tham gia xây dựng cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế.

– Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương.

– Tham gia kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu nhằm phục vụ công tác.

– Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.

– Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện các quy định hoặc quyết định quản lý đạt kết quả.

Cách tính bậc lương chuyên viên

Có thể hiểu bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về lương trong đó mỗi ngạch lương của người lao động theo đó mỗi bậc lương sẽ tương ứng với một hệ số lương nhất định.

Từ đó thấy được rằng bậc lương dùng để phân cấp và cũng chính là căn cứ để tính lương cho các đối tượng theo quy định của luật. Điều này cũng có nghĩa là khi bậc lương càng cao thì tương ứng với đó là mức lương thực lĩnh của người đó sẽ càng cao.

Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức thì chuyên viên chính là một trong các ngạch công chức được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 42 của Luật cán bộ công chức gồm:

– Chuyên viên cao cấp và tương đương;

– Chuyên viên chính và tương đương;

– Chuyên viên và tương đương;

– Cán sự và tương đương;

– Nhân viên.

– Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.

Để trở thanh chuyên viên chính thì cần đáp ứng được các tiêu chuẩn như sau: Nắm vững các đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Chủ trì, tổ chức xây dựng hoàn thiện thể chế; chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện; Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền; Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý.;…

Nhiệm vụ của chuyên viên chính là chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các công việc như xây dựng, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách, hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương, tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ,…

Theo quy định tại nghị định 204/2004 NĐ-CP thì chuyên viên chính thuộc nhóm 1 (A2.1) công chức loại A2 dó đó bậc lương chuyên viên chính 2023 sẽ được xác định như sau:

Hệ số lương bậc 1 là 4.40, bậc 2 là 4.74, bậc 3 là 5.08, bậc 4 là 5.42, bậc 5 là 5.76, bậc 6 là 6.10, bậc 7 là 6.44, bậc 8 là 6.78.

Hệ số lương chuyên viên

Quy định năm 2023 về hệ số lương chuyên viên
Quy định năm 2023 về hệ số lương chuyên viên

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 02/2021/TT-BNV, các ngạch công chức chuyên ngành hành chính được xếp lương theo bảng 2 – bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước ban hành kèm Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể là:

“Điều 14. Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành hành chính

1. Các ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), như sau:

a) Ngạch Chuyên viên cao cấp (mã số 01.001) áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

b) Ngạch Chuyên viên chính (mã số 01.002) áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

c) Ngạch Chuyên viên (mã số 01.003) áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

d) Ngạch Cán sự (mã số 01.004) áp dụng bảng lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;

đ) Ngạch Nhân viên (mã số 01.005) áp dụng bảng lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Trường hợp công chức ngạch nhân viên thực hiện nhiệm vụ lái xe cơ quan không có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm thì áp dụng Bảng 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP .

2. Việc chuyển xếp lương đối với công chức từ các ngạch công chức chuyên ngành hiện giữ sang ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 02/2007/TT-BNV).

Trường hợp công chức chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện để chuyển xếp lương vào ngạch cán sự, ngạch nhân viên theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch công chức hiện hưởng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn 05 năm này, công chức phải hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu của ngạch cán sự, ngạch nhân viên (mới). Khi công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện ở ngạch cán sự, ngạch nhân viên (mới) thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức để xem xét, quyết định bổ nhiệm vào ngạch. Trường hợp công chức không hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu của ngạch công chức thì thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật.”

*Bảng lương chuyên viên cao cấp

Nhóm chức danhHệ số lươngMức lương đến 30/6/2023(Đơn vị: VNĐ)Mức lương từ 01/7/2023(Đơn vị: VNĐ)
Bậc 16,29.238.00011.160.000
Bậc 26,569.774.40011.808.000
Bậc 36,9210.310.80012.456.000
Bậc 47,2810.847.20013.104.000
Bậc 57,6411.383.60013.752.000
Bậc 6811.920.00014.400.000

*Bảng lương chuyên viên chính

Nhóm chức danhHệ số lươngMức lương đến 30/6/2023(Đơn vị: VNĐ)Mức lương từ 01/7/2023(Đơn vị: VNĐ)
Bậc 14,406.556.0007.920.000
Bậc 24,747.062.6008.532.000
Bậc 35,087.569.2009.144.000
Bậc 45,428.075.8009.756.000
Bậc 55,768.582.40010.368.000
Bậc 66,19.089.00010.980.000
Bậc 76,449.595.60011.592.000
Bậc 86,77810.099.22012.200.400

*Bảng lương chuyên viên

Nhóm chức danhHệ số lươngMức lương đến 30/6/2023(Đơn vị: VNĐ)Mức lương từ 01/7/2023(Đơn vị: VNĐ)
Bậc 12,343.486.6004.212.000
Bậc 22,673.978.3004.806.000
Bậc 334.470.0005.400.000
Bậc 43,334.961.7005.994.000
Bậc 53,665.453.4006.588.000
Bậc 63,995.945.1007.182.000
Bậc 74,326.436.8007.776.000
Bậc 84,656.928.5008.370.000
Bậc 94,987.420.2008.964.000

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hệ số lương chuyên viên” hoặc các dịch vụ khác như là mẫu đơn xin nghỉ việc riêng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn chung về phẩm chất của công chức hành chính?

Tại Điều 4 Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn chung về phẩm chất của công chức hành chính như sau:
– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và am hiểu sâu đường lối, chủ trương của Đảng;
Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân;
– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật;
Nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính;
Gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;
– Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ;
Lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
– Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
Không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân;
Không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
– Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

Tiêu chuẩn chung về phẩm chất của công chức hành chính như thế nào?

Tại Điều 4 Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định tiêu chuẩn chung về phẩm chất của công chức hành chính như sau:
– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và am hiểu sâu đường lối, chủ trương của Đảng;
Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân;
– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật;
Nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính;
Gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;
– Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ;
Lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
– Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
Không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân;
Không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
– Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm