Chuyện tình cảm, yêu đương pháp luật không cấm nếu như việc yêu đương đó không vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi yêu đương với người đã ly hôn cũng vậy. Khi một người đã hoàn toàn “độc thân” thì việc pháp sinh tình cảm không bị cấm. Vậy, nếu như yêu người đang ly thân thì thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Nội dung tư vấn
Yêu người đang ly thân có vi phạm pháp luật?
Ly thân là là việc hai người đang trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình nhưng do có những vấn đề gây rạn nứt tình cảm thì hai bên quyết định sống riêng một thời gian.Tuy nhiên, việc ly thân không phải là một hành vi pháp lý được quy định trong luật hôn nhân và gia đình; thậm chí là các văn bản khác liên quan.
Việc ly thân chỉ xuất hiện trong cuộc sống vợ chồng; khi chuyện tình cảm rạn nứt; nhưng về mặt pháp lý; hai người vẫn được xem là vợ chồng hợp pháp. Mối quan hệ hôn nhân chỉ kết thúc khi có quyết định ly hôn từ tòa có thẩm quyền.
Bởi vậy mà nói, việc yêu và thể hiện tình yêu đó thông qua việc sống chung như vợ chồng với người đang ly thân là hành vi vi phạm pháp luật. tùy vào mức độ và hậu quả của hành vi thì người vi phạm sẽ bị xử lý những chế tài nhất định.
“Chung sống như vợ chồng” là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác; người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ. Việc sống chung thể hiện một cách công khai; nhưng được chứng minh bằng việc có con chung; được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng; có tài sản chung đã được gia đình cơ quan; đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó. Hành vi này vi phạm nghĩa vụ “thủy chung” vốn có của hai bên, gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Các hành vi bị cấm theo luật hôn nhân gia đình
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn; chung sống như vợ chồng với người khác; chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn; chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng;
Như vậy, rõ ràng, việc yêu và sống chung với người đang ly thân đã vi phạm quy định của Luật hôn nhân và đình.
Mức xử phạt
Để bị truy cứu trách nhiệm hành chính/hình sự cho hành vi ngoại tình thì pháp luật đã thu hẹp rõ hơn. Bởi vậy, chỉ khi có những hành vi “ngoại tình” dưới đây thì vợ/chồng vi phạm mới bị xử phạt.
Cụ thể người Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính.
Xử phạt hành chính
Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP đã quy định mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Xử phạt hình sự
Cùng với hành vi trên nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng; tái phạm sau khi đã bị xử lý hành chính thì người “ngoại tình” sẽ bị xử lý hình sự; căn cứ theo Điề 147 Bộ luật hình sự 2015:
“Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm…”
Mời bạn đọc xem thêm
- Chung sống như vợ chồng với người khác trong thời gian ly thân
- Có được ly hôn với người bị tâm thần hay không?
- Ly thân và những hậu quả pháp lý của việc ly thân
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Về cơ bản; việc ly thân không ảnh hưởng gì đến việc thừa kế; do việc thừa kế do Bộ luật dân sự 2015 điều chỉnh ;còn việc ly hôn hay ly thân thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Ly thân là tình trạng quan hệ vợ chồng khi mà cả hai không muốn sống chung với nhau; cùng chung sống dưới một mái nhà nhưng không ăn chung; ở chung; sinh hoạt tách biệt.
Ly thân hiện chưa được cụ thể hóa và quy định trong một văn bản pháp luật nào; kể cả Luật hôn nhân và gia đình 2014. Việc ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý cũng như các quyền và nghĩa vụ của các bên với nhau. Ly thân cũng không làm phát sinh các quyền riêng về tài sản chung và con chung.
Trong thời gian mà vợ chồng không sống chung với nhau; mọi quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến các vấn đề tài sản chung; con chung;… vẫn phải tuân theo các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và các quy định khác có liên quan. Khi đó mà vợ chồng có nhu cầu chia tài sản chung; giải quyết vấn đề người trực tiếp nuôi con chung; cấp dưỡng cho con thì sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của các bên nhưng phải đảm bảo quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em. Trường hợp hai vợ chồng không tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.