Xin chào Luật sư X, tôi có thắc mắc muốn được luật sư tư vấn giúp. Cụ thể là tôi muốn đăng ký hiến tạng cho người chết, tôi thắc mắc rằng để thực hiện thủ tục này tôi sẽ cần phải đáp ứng điều kiện gì? Thủ tục đăng ký hiến bộ phận cơ thể sau khi chết được quy định như thế nào? Nếu tôi được đăng ký hiến tạng người đã chết thì quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết hiện nay như thế nào? Mong được tư vấn, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX, nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, bạn hãy tham khảo để được giải đáp thắc mắc trên nhé.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện đăng ký hiến tạng là gì?
Muốn hiến tạng, người đăng ký phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến hoặc nhận xác năm 2006. Theo đó, để hiến tạng, bạn phải thoả mãn điều kiện: Người đăng ký hiến tạng lúc đang sống, đã qua đời hay chết não vào thời điểm đăng ký phải từ 18 tuổi trở lên. Người hiến tạng phải có khả năng hành động dân sự rõ ràng. Hầu như tất cả người khoẻ mạnh sẽ có khả năng biết hiến tạng là thế nào và đăng ký hiến tạng cũng không bị hạn chế bởi tuổi tác. Ngay đến tạng của người chết cũng được đăng ký hiến tặng như những người khoẻ mạnh.
Người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết thực hiện thủ tục đăng ký hiến như thế nào?
Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được quy định tại Điều 18 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006, cụ thể được tiến hành như sau:
– Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.
– Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
– Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định tại Điều 16 Luật này để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.
– Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm sau đây:
+ Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;
+ Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;
+ Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;
+ Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
– Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.
– Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
Như vậy, người muốn hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết khi có nhu cầu đăng ký hiến bộ phận cơ thể thì được cơ quan có thẩm quyền trực tiếp hướng dẫn việc đăng ký hiến theo quy định của pháp luật
Quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết năm 2023 là gì?
Người hiến bộ phận cơ thể sau khi chết được hưởng chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài tại Điều 3 Thông tư 104/2017/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác như sau:
– Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có yêu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi qua đời hoặc hiến xác được hưởng mai táng chi phí là 10 tháng lương cơ sở. Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác cần xuất trình với cơ sở y tế, nơi tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi qua đời hoặc hiến xác được hưởng chi phí tổ chức tang lễ và mai táng di hài theo quy định pháp luật.
– Trường hợp cơ sở y tế, nơi tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được hỗ trợ kinh phí theo thực tiễn phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.
Ngoài ra, người hiến bộ phận cơ thể sau khi chết còn được hưởng quyền lợi được quy định tại Điều 25 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006: Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, về những quyền lợi mà người hiến bộ phận cơ thể sau khi chết được hưởng, ta thấy có bao gồm quyền lợi được nhận hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết năm 2023 là gì?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Ly hôn nhanh Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy định của pháp luật về tội cướp tài sản mới nhất
- Cướp tài sản có tổ chức bị xử lý như thế nào?
- Tội cướp giật tài sản là gì? Hình phạt đối với tội cướp giật tài sản
Câu hỏi thường gặp:
Đăng ký hiến tạng trực tiếp:
– Đến trực tiếp Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, phòng 230, Nhà C2 Bệnh viện Việt Đức (số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc cổng số 1 số 16 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong khung giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ lễ theo quy định chung.
– Hoặc có thể đến đăng ký trực tiếp tại Bệnh viện Chợ Rẫy ở Thành phố Hồ Chí Minh nếu bạn ở các tỉnh phía nam.
Đăng ký hiến tạng qua bưu điện:
Viết đơn theo mẫu rồi gửi tới Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia phòng 230, Nhà C2, Bệnh viện Việt Đức (số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) kèm theo 1 ảnh thẻ, 1 bản photo CMND/CCCD/hộ chiếu không cần công chứng.Ở cách này thì dù bạn ở đâu trên cả nước đều có thể thực hiện được.
Có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nhờ người mang trực tiếp đều được. Vào thời điểm đăng ký thì không cần khám sức khỏe hay xét nghiệm. Việc đăng ký và cấp thẻ là miễn phí. Từ 2 – 4 tuần kể từ thời điểm gửi đơn bạn sẽ nhận được thẻ. Nếu quá thời hạn trên mà chưa nhận được thì thông báo cho nơi đăng ký để kiểm tra.
Việc hiến tạng có ý nghĩa vô cùng cao cả, đó là sự cho đi bộ phận cơ thể để đem lại sự sống cho rất nhiều người khác. Việc hiến tặng mô, tạng cho những người bị suy tạng là một món quà vô giá. Bởi đây không chỉ là một nghĩa cử cao đẹp mà còn giúp nối dài sự sống cho những người bệnh tưởng chừng như đã tắt hết hy vọng với cuộc đời. Với tinh thần nhân ái, sẻ chia, nhiều người đã quyết định hiến tạng để góp phần thay đổi cuộc sống của những người bệnh kém may mắn đang chờ đợ nguồn tạng hiến.