Quy định về người đứng đầu chi nhánh mới năm 2023

bởi Thanh Loan
Quy định về người đứng đầu chi nhánh mới năm 2023

Các công ty lớn hiện đang mở thêm nhiều chi nhánh để mở rộng hoạt động trong quy trình kinh doanh của họ. Chi nhánh được định nghĩa theo quan điểm pháp lý là đơn vị cấp dưới của công ty, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty. Giám đốc chi nhánh được hiểu là người chịu trách nhiệm quản lý doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm trong bài viết “Quy định về người đứng đầu chi nhánh mới năm 2023” sau đây của Luật sư X để tìm hiểu nhé!

Quy định về người đứng đầu chi nhánh mới năm 2023

Người đứng đầu chi nhánh có thể là người lao động trong công ty, cổ đông, thành viên trong công ty hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty, không thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014:

Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh”

Lưu ý: Người đại diện của chi nhánh mới phải đáp ứng một số điều kiện như về năng lực chủ thể, năng lực trình độ chuyên môn đối với một số lĩnh vực cho thuê lại lao động, dịch vụ kiểm toán.

Vai trò của giám đốc chi nhánh

Khoản 5 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.”

Hiện tại, pháp luật doanh nghiệp không quy định cụ thể về những nội dung liên quan đến người đứng đầu chi nhánh (chức danh, vai trò, quyền và nghĩa vụ).

Về chức danh, trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh không quy định rõ chức danh mà chỉ ghi là người đứng đầu chi nhánh. Tuy nhiên, trên thực tế người đứng đầu chi nhánh thường được gọi là giám đốc chi nhánh. Giám đốc chi nhánh không cần bắt buộc phải là thành viên của công ty.

Về vai trò, quyền hạn, theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, giám đốc chi nhánh đại diện thực hiện nhiệm vụ của công ty theo uỷ quyền. Như vậy, giữa giám đốc chi nhánh và phía công ty sẽ tiến hành lập một văn bản uỷ quyền, trong đó quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ, vai trò, phạm vi công việc của giám đốc chi nhánh.

Lưu ý: Giám đốc chi nhánh đại diện cho các giao dịch của chi nhánh trong phạm vi uỷ quyền.

Theo đó, giám đốc chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có ủy quyền của người đại diện của công ty.

Phạm vi ủy quyền như thế nào là do người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định. Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, công ty cũng có quyền hủy việc ủy quyền cho giám đốc chi nhánh.

Khi chi nhánh ký kết một số hợp đồng hoặc thực hiện một số công việc mà cần sự cho phép của công ty, giám đốc chi nhánh phải xuất trình được văn bản uỷ quyền của công ty cho chi nhánh.

Như vậy, giám đốc chi nhánh có thể được bổ nhiệm từ người ngoài công ty. Giám đốc chi nhánh chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi mà công ty uỷ quyền.

Quy định về người đứng đầu chi nhánh mới năm 2023
Quy định về người đứng đầu chi nhánh mới năm 2023

Nghĩa vụ và quyền hạn của Giám đốc chi nhánh

Nghĩa vụ của Giám đốc chi nhánh

Trên cơ sở quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc chi nhánh theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, thì chi nhánh được biết đến là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, Chí nhanh theo quy định tại điều này thì có nhiệm vụ là thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh mà doanh nghiệp thành lập phải đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp chính. Ngoài ra, tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc thực hiện chỉ thị và công việc từ tổng công ty.

Một doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp thì có thể thành lập nhiều chi nhánh, mặc dù thành lập nhiều chi nhánh nhưng người đứng đầu hay người đại diện theo pháp luật của chi nhánh luôn là người chịu mọi vấn đề pháp lý phát sinh từ Doanh nghiệp tổng. Giám đốc chi nhánh sẽ phải chịu sự quản lý của người đại diện và thông thường giám đốc chi nhánh phải chịu trách nhiệm thực hiện chỉ thị của tổng doanh nghiệp đối với chi nhánh, chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh đối với người đứng đầu doanh nghiệp hay người đại diện.

Quyền hạn của Giám đốc chi nhánh

Người đứng đầu của chi nhánh doanh nghiệp hay người đại diện theo pháp luật của chi nhánh doanh nghiệp, Giám đốc chi nhánh là người có quyền điều phối mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có cả hoạt động của chi nhánh. Cụ thể :

  • Giám đốc chi nhánh thực hiện quyền của mình về tổ chức nhân sự tại chi nhánh như đề xuất với Giám đốc bán hàng phương án kế hoạch sắp xếp và phân công nhân sự của chi nhanh mà giám đốc đang quản lý; tuyển dụng và quyết định cho nghỉ việc một số nhân sự không đáp ứng được yêu cầu công việc của chi nhánh; khen thưởng và kỷ luật nhân viên hay nâng lương và hạ lương của nhân viên … theo  quy định của Doanh nghiệp chính.
  • Giám đốc chi nhánh có quyền cho nhân viên chi nhánh nghỉ phép, nghỉ việc …. Tuy nhiên đối với cấp quản lý, chỉ có quyền đề xuất với Giám đốc bán hàng về việc nâng lương, kỷ luật, sa thải nhân viên dựa trên kết quả làm việc của các nhân viên.
  • Giám đốc chi nhánh có quyền xem xét kiểm tra Hợp đồng thương mại hay dịch vụ trước khi trình Giám đốc bán hàng ký duyệt các Hợp đồng thương mại hay dịch vụ của chi nhánh.
  • Giám đốc chi nhánh có quyền ký duyệt Hợp đồng thầu phụ như mua bán thành phẩm, chuyên chở, quảng cáo, bao bì đóng gói… của chi nhánh.
  • Giám đốc chi nhánh có quyền ký duyệt các khoản chi phí phục vụ hoạt động kinh doanh theo kế hoạch đã được Tổng Giám đốc phê duyệt trên cơ sở bảo đảm hợp lý và hiệu quả kinh tế, chi tiết được hợp thức hóa sau đó.
  • Giám đốc chi nhánh có quyền ký các văn bản liên quan đến chức năng nhiệm vụ như: Báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo Kế hoạch, xem xét Đơn đặt hàng, Bảng báo giá, Đề nghị mua bán,… của chi nhánh.
  • Giám đốc chi nhánh được quyền chủ động quyết định tình huống kinh doanh tức thời của chi nhánh với điều kiện là hoàn toàn chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra.
  • Giám đốc chi nhánh có quyền yêu cầu các bộ phận liên quan hỗ trợ cũng như phối hợp thực hiện nhiệm vụ của chi nhánh một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, quyền hạn của giám đốc chi nhánh phụ thuộc vào văn bản ủy quyền của người đại diện cho giám đốc chi nhánh.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề pháp lý, đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang. 

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về người đứng đầu chi nhánh mới năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như hồ sơ tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp:

Người đứng đầu chi nhánh có thẩm quyền thực hiện thủ tục thay đổi tên chi nhánh không?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 46 Luật doanh nghiệp 2014 thì trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày có thay đổi; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Việc thay đổi tên chi nhánh; cũng là thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Như vậy, người có thẩm quyền thực hiện hoạt động này không phải là giám đốc chi nhánh; mà là người đại diện theo pháp luật của công ty bạn. Lưu ý trong trường hợp người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho giám đốc chi nhánh; thì giám đốc chi nhánh cũng có thể tiến hành thực hiện. Tuy nhiên, sự ủy quyền này phải được thực hiện dưới dạng văn bản.

Người đứng đầu chi nhánh có được phép ký hợp đồng công ty không?

Giám đốc chi nhánh không có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền đại diện này chỉ phát sinh khi có sự san sẻ hay ủy quyền của người đại diện của Doanh nghiệp. Chính vì vậy, Giám đốc chi nhánh được đại diện công ty ký kết hợp đồng chỉ khi được sự ủy quyền của Tổng giám đốc công ty. Tuy nhiên, đối với trường hợp ký các văn bản, hợp đồng nhân danh chi nhánh thì các văn bản, hợp đồng sẽ đóng dấu của chi nhánh. Trong trường hợp các văn bản, giao dịch để thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh (đã đăng ký) nhưng nhân danh công ty thì Giám đốc chi nhánh cần phải sử dụng con dấu của công ty để đóng dấu khi nhận được sự ủy quyền của Tổng giám đốc công ty. Trong trường hợp ký kết thì Giám đốc chi nhánh được ký và thực hiện hợp đồng lao động với người lao động và sử dụng con dấu của chi nhánh để đóng vào hợp đồng lao động, tuy nhiên phải Giám đốc chi nhánh phải có văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty hay Tổng giám đốc công ty.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm