Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay không công chứng năm 2023

bởi Nguyen Duy
Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay không công chứng năm 2023

Mua bán đất đai là một những giao dịch phổ biến hiện nay, các bên mua và bán đất thông thường sẽ thỏa thuận với nhau về các điều khoản, quyền và nghĩa vụ sau đó lập hợp đồng và đem đi công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp các bên mua bán là người thân, bạn bè thân thiết nên không cần phải lập một hợp đồng quá rờ rà, chi tiết mà sẽ lập một hợp đồng viết tay không công chứng. Vậy mẫu hợp đồng viết tay không công chứng năm 2023 ra sao? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Mua bán đất bằng hợp đồng viết tay được không?

Tại khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) quy định về như sau:

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai

Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 như sau:
“1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;
b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;
c) Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.”
Như vậy, trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 01/7/2014 thì khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất.
Tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định rằng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Quy định rằng Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

Theo đó, từ ngày 01/7/2014 cho tới hiện nay, một hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Trường hợp hợp đồng không được công chứng, chứng thực thì hợp đồng sẽ trở nên vô hiệu.

Trường hợp khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất) không được công chứng, chứng thực mà các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ của hợp đồng thì Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó (khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015)

Theo đó, có 2 trường hợp mua bán nhà, đất bằng giấy mua bán đất viết tay có hiệu lực pháp lý là:

Hợp đồng chuyển nhượng đó chỉ có hiệu lực khi diễn ra trước ngày 01/7/2014.
Các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ của hợp đồng khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất).

Điều kiện để hợp đồng mua bán đất viết tay hợp pháp

Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định văn bản mua bán nhà đất có hiệu lực và được pháp luật công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

  1. Các bên tham gia ký kết giấy mua bán nhà đất viết tay đều đã đủ tuổi, đủ năng lực, trách nhiệm hành vi dân sự theo quy định chung của Nhà nước.
  2. Tất cả các điều khoản trong hợp đồng viết tay không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  3. Bên mua và bên bán tham gia kí kết giấy mua bán đất viết tay hoàn toàn tự nguyện.
    Giấy mua bán nhà đất viết tay cần đảm bảo chuẩn hình thức của một giao dịch dân sự thông thường, trong đó có yêu cầu liên quan đến thủ tục công chứng.
    Một hợp đồng mua bán đất viết tay phải đảm bảo một số điều kiện mới được công nhận về mặt pháp lý
    Giấy tờ mua bán đất viết tay sẽ bị vô hiệu lực nếu không đáp ứng được các điều kiện trên (theo Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015)
    Một hợp đồng mua bán nhà đất còn bị coi là vô hiệu nếu bên mua chưa thanh toán đủ 2/3 số tiền chuyển nhượng. Mặt khác, nếu bên mua chứng minh được mình đã thanh toán từ 2/3 số tiền chuyển nhượng trở lên thì có thể yêu cầu tòa án công nhận hợp đồng chứ không cần thủ tục công chứng nữa (theo Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015)

Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay không công chứng năm 2023

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [21.67 KB]

Hướng dẫn viết nội dung hợp đồng mua bán đất viết tay

Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay không công chứng năm 2023
Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay không công chứng năm 2023

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay phải thể hiện được các nội dung sau:

– Họ tên đầy đủ, địa chỉ hợp pháp của các bên tham gia mua – bán.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

– Nội dung cần ghi rõ:

  • Thông tin về loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, ranh giới và tình trạng đất theo Sổ đỏ.
  • Thời hạn sử dụng đất của bên mua và thời gian sử dụng đất còn lại của bên bán tính từ thời điểm hợp đồng được ký kết.
  • Giá chuyển nhượng cuối cùng mà hai bên cùng nhất trí.
  • Phương thức thanh toán tiền chuyển nhượng, thời hạn thanh toán

Bên cạnh đó, cần thông tin thêm về quyền của người thứ ba đối với mảnh đất đang được chuyển nhượng (nếu có) và các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng mảnh đất đang chuyển nhượng.

– Trách nhiệm của các bên nếu vi phạm thỏa thuận, các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

Giấy mua bán đất viết tay có được công chứng không?

Như đã phân tích, hợp đồng mua bán nhà đất không bắt buộc các bên phải đánh máy. Đồng thời, căn cứ theo điểm a, b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp hợp đồng mà một bên hoặc các bên tham gia là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

Như vậy, có thể thấy, bất kỳ hợp đồng mua bán nhà đất nào dủ viết tay hay đánh may đều cần được công chứng, chứng thực theo quy định, trừ trường hợp một bên hoặc các bên tham gia là tổ chức kinh doanh bất động sản.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay không công chứng năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Trích lục khai sinh Tp Hồ Chí Minh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ cấp sổ đỏ cho đất mua bằng giấy viết tay?

Theo quy định tại các Điều 70 Nghị định 43, Khoản 19 Điều 1 Nghị định 148 thì tùy từng trường hợp mà người dân có thể nộp 01 bộ hồ sơ tại một trong các cơ quan được tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ gồm:
UBND cấp xã nơi có đất;
Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy định của UBND cấp tỉnh (đối với địa phương đã có Bộ phận một cửa).

Các loại hợp đồng nhà đất thường dùng?

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Hợp đồng đặt cọc khi mua bán nhà, đất.
– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
– Hợp đồng thuê nhà
– Hợp đồng thi công xây dựng nhà ở
– Mẫu giao nhận tiền đặt cọc khi mua bán nhà, đất
– Mẫu văn bản thỏa thuận về lối đi chung

Nội Dung Cơ Bản Của Mẫu Giấy Mua Bán Đất Viết Tay Chuẩn?

Theo Điều 698 Bộ luật Dân sự 2015 thì một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản đi kèm phải thể hiện được các nội dung dưới đây:
Họ tên đầy đủ cũng như địa chỉ hợp pháp của các bên tham gia ký kết.
Quyền và nghĩa vụ đã được thống nhất của các bên tham gia.
Ghi rõ các thông tin về loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, ranh giới và tình trạng đất theo Sổ đỏ.
Ghi rõ thời hạn sử dụng đất của bên mua và thời gian sử dụng đất còn lại của bên bán tính từ thời điểm hợp đồng được ký kết.
Giá chuyển nhượng cuối cùng mà hai bên cùng nhất trí.
Phương thức thanh toán tiền chuyển nhượng và thời hạn bên mua phải tiến hành thanh toán xong.
Quyền của người thứ ba (nếu có) đối với mảnh đất đang được chuyển nhượng.
Các thông liên khác (nếu có) liên quan đến quyền sử dụng mảnh đất đang chuyển nhượng.
Trách nhiệm của các bên nếu vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm