Khi nhu cầu sản xuất, kinh doanh và nhu cầu sống của của mỗi cá nhân hiện nay ngày càng gia tăng thì quan hệ lao động là một trong những mối quan hệ phổ biến trong xã hội. Pháp luật quy định người lao động khi tham gia ký kết hợp đồng lao động tại các cơ quan, đơn vị vấn đề về quyền lợi khi tham gia lao động là điều quan tâm hàng đầu. Với những người lao động làm việc lâu năm tại một đơn vị thì điều được nhắc đến nhiều tới đó chính là phụ cấp thâm niên. Vậy theo pháp luật quy định phụ cấp thâm niên là phụ cấp gì? Phụ cấp thâm niên có bắt buộc không? Bạn đọc hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Phụ cấp thâm niên là phụ cấp gì?
Phụ cấp thâm niên được hiểu là một trong những khoản phụ cấp lương, được trả hàng tháng và là một trong những cơ cấu trong thu nhập của người lao động. Chế độ phụ cấp này có thể được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc quy định trong quy chế doanh nghiệp.
Chế độ phụ cấp thâm niên áp dụng đối với người lao động làm việc gắn bó lâu dài với người sử dụng lao động nhằm khuyến khích, tạo động lực cho người lao động làm việc hiệu quả hơn. Chưa có văn bản nào định nghĩa về phụ cấp thâm niên là gì? Có thể hiểu đây là khoản phụ cấp khích lệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gắn bó lâu dài với nghề.
Phụ cấp thâm niên có bắt buộc không?
Theo quy định nêu trên có thể thấy rằng phụ cấp thâm niên có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động, tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Theo đó, pháp luật không bắt buộc phải trả phụ cấp thâm niên đối với người lao động làm việc lâu năm tại doanh nghiệp mà nó phụ thuộc vào chính sách của từng công ty.
Có nghĩa là công ty có quyền có hoặc không chi trả phụ cấp thâm niên cho người lao động. Phụ cấp thâm niên có thể xem là chính sách để khuyến khích, hỗ trợ, giữ chân người lao động gắn bó và cống hiến với công ty.
Bộ luật lao động 2019 và các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định về phụ cấp thâm niên dành cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Chỉ có quy định phụ cấp thâm niên đối với một số đối tượng như: viên chức, sĩ quan quân đội, công an…
Đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên là những ai?
Với những lợi ích mà phụ cấp thâm niên mang lại cho người lao động thì đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên là nội dung được quan tâm nhiều tới, nội dung này được quy định tại Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP như sau:
“1. Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
2. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.
3. Các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.”
Tính mức phụ cấp thâm niên công tác như thế nào?
Mức phu cấp thâm niên là nội dung khi đối tượng được hưởng phụ cấp này quan tâm tới, theo quy định tại Nghị định 77/2021/NĐ-CP công thức tính được quy định:
Điều 4. Mức phụ cấp thâm niên
1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:
Mức tiền phụ cấp thâm niên | = | Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng |
Mức phụ cấp thâm niên được tính căn cứ vào thời gian 5 năm (đủ 60 tháng) làm việc liên tục.
Thời gian làm việc để tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng thời gian:
Làm việc được xếp lương theo một trong cách ngạch hoặc chức danh chuyên ngành hải quan, Tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm và kiểm tra Đảng; Được hưởng phụ cấp thâm niên nghề trong quân đội, công an và cơ yếu nếu có; Đi nghĩa vụ quân sự mà trước đó đang được hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Trong đó, nếu thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề chưa hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội một lần mà gián đoạn thì được cộng dồn.
Đồng thời, những khoảng thời gian sau sẽ không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề gồm:
- Thời gian tập sự;
- Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị;
- Thời gian làm các công việc được xếp lương theo ngạch hoặc chức danh không thuộc các trường hợp được hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
- Thời gian làm việc trong quân đội, công an và cơ yếu không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên; Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn;
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giam, tạm giữ để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử…
Mức tiền phụ cấp thâm niên được tính như sau:
Hệ số lương theo ngạch, bậc công hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.
Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, các khoản lương và phụ cấp được tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
- Mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động
- Phụ cấp trách nhiệm
- Phụ cấp chức vụ
- Phụ cấp thâm niên
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp thu hút
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể…
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Năm 2023 quy định phụ cấp thâm niên có bắt buộc không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về luật thừa kế về đất đai mới nhất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Theo quy định thì phụ cấp điện thoại có tính thuế TNCN không?
- Cách tính phụ cấp chức vụ như thế nào nhanh?
- Phụ cấp cán bộ công đoàn mới nhất năm 2022
Câu hỏi thường gặp:
Đối tượng chỉ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi đã đạt đến bậc cao nhất của khung lương cấp bậc hoặc chức vụ yên tâm làm việc tích luỹ và phát huy những kiến thức và kinh nghiệm công tác để tiếp tục làm tốt hơn nhiệm vụ, chức trách được giao.
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo, cụ thể:
– Đối với cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được bảo đảm từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.
– Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được bảo đảm từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
– Đối với các cơ sở giáo dục công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên do ngân sách nhà nước bảo đảm và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp thâm niên đối với công nhân và viên chức quốc phòng như sau:
1. Mức phụ cấp
Công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.