Các loại đất rừng theo quy định hiện hành năm 2023?

bởi Trà Ly
Các loại đất rừng theo quy định hiện hành năm 2023?

Với mục đích sử dụng khác nhau, nhà nước sẽ phân loại đất theo từng mục đích sử dụng. Trong đó, đất rừng cũng được phân thành nhiều loại. Với mỗi loại đất rừng, người sử dung đất sẽ được sử dụng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với mảnh đất khác nhau. Do đó, người sử dụng đất cần biết mảnh đất rừng của mình là loại đất gì để sử dụng và thựa hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định. Vậy, Các loại đất rừng theo quy định hiện hành gồm những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Căn cứ vào đâu để xác định phân loại đất?

Pháp luật phân loại các loại đất theo các tiêu chí nhất định. Việc phân loại các loại đất dựa vào những căn cứ xác định. Việc xác định loại đất thường dựa vào các loại giấy tờ và quyết định mà cơ quan có thẩm quyền cấp. Dưới đây là một số căn cứ để xác định loại đất theo quy định. Theo Điều 11 Luật Đất đai 2013 quy định việc xác định các loại đất được quy định như sau:

Việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

– Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

– Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Việc xác định loại đất sẽ được căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vào quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận và căn cứ theo quy định của Chính phủ về việc xác định loại đất.

Các loại đất rừng theo quy định

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai sẽ được phân thành nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. Đất rừng được quy định là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Dựa vào mục đích sử dụng, mà đất rừng được chia thành các loại đất rừng khác nhau. Theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì nhóm đất nông nghiệp sẽ bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Như vậy, các loại đất rừng hiện nay bao gồm:

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

Các loại đất rừng theo quy định hiện hành năm 2023?

Chế độ sử dụng đất rừng như thế nào?

Hiện nay, chế độ sử dụng đất rừng được quy định như sau:

Đất rừng sản xuất

Rừng sản xuất được quy định bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.

Đối với rừng tự nhiên

Theo quy định tại Khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì Nhà nước sẽ giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống, sinh hoạt trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi mà chưa có tổ chức quản lý rừng có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước sẽ giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

Đối với rừng trồng

Với rừng trồng, nhà nước sẽ thực hiện giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định pháp luật. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng như sau:

– Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định là không quá 30 hecta để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;

– Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;

– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất trong các trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

Đất rừng phòng hộ

Theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp với việc sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

Lưu ý:

Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; UBND cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

Đất rừng đặc dụng

Căn cứ Điều 138 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Lưu ý:

+ Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng.

+ Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng.

– UBND cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

– UBND cấp tỉnh quyết định cho các tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Các loại đất rừng theo quy định hiện hành năm 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Rừng thuộc sở hữu của ai?

Tại Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về sở hữu rừng như sau:
– Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:
+ Rừng tự nhiên;
+ Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;
+ Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm:
+ Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;
+ Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, rừng thuộc sở hữu của toàn dân, nhưng nhà nước sẽ đại diện toàn dân làm chủ sở hữu đối với rừng.

Mục đích sử dụng các loại rừng?

Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu phục vụ mục đích để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để phục vụ mục đích bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, di lịch.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm