Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam

bởi Ngọc Gấm
Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam

Chào Luật sư, tôi được biết hiện nay trên thị trường đang có một công ty sữa của Mỹ đang tiến hành hành vi bán hàng phá giá tại Việt Nam và tôi muốn kiến nghị áp dụng biến pháp chống bán phá giá của công ty đó tại Việt Nam. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Một trong những hành vi bị cấm tuyệt đối trên thương trường các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đó chính là hành vi bán phá giá. Chính vì thế khi phát hiện hành vi bán phá giá thì bên phát hiện cần yêu cầu phía cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp chông bán phá giá đối với bên đang thực hiện hành vi bán phá giá nhằm đảm bảo cân bằng nền kinh tế. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Biện pháp chống bán phá giá là gì?

Khi xem tivi bạn ít nhiều đã nghe qua cụm từ biện pháp chống bán phá giá, vậy bạn có biết biện pháp chống bán phá giá là gì hay không. Nếu chưa biết, thì hãy tham khảo quy định về định nghĩa biện pháp chống bán phá giá sau đây mà chúng tôi cung cấp.

Theo quy định tại Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về các biện pháp chống bán phá giá như sau:

– Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

– Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.

– Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:

  • Áp dụng thuế chống bán phá giá;
  • Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam

Để có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá một cách phù hợp và chính xác, Việt Nam đã quy định các điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Dựa vào quy định này các cơ quan nhà nước sẽ biết được khi nào cần áp dụng biện pháp chống bán phá giá lên các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá như sau:

– Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
  • Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.

– Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

– Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Để có thể tiến hành điều tra biện pháp chống bán phá giá, ta cần có một quy trình bài bản, chuyên nghiệp và công bằng. Chính vì thế, Việt Nam đã xây dựng nên các căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá để làm cơ sở áp dụng.

Theo quy định tại Điều 79 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá như sau:

– Việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
  • Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.

– Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam
Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam

Quy định về hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Để có thể yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thì bên có yêu cầu cần nộp hồ sơ yêu cầu được áp dụng biện pháp chống bán phá giá lên một doanh nghiệp nào đó. Các loại hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá như sau:

– Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.

– Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá gồm các nội dung sau đây:

  • Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
  • Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
  • Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
  • Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; quy trình sản xuất; mục đích sử dụng chính; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
  • Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam;
  • Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ;
  • Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ, trừ trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 12 tháng;
  • Thông tin về giá thông thường và giá xuất khẩu của hàng hóa được mô tả theo quy định tại điểm d khoản này; biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
  • Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
  • Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
  • Thông tin về nước xuất khẩu hoặc xuất xứ của hàng hóa bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, bao gồm danh sách cụ thể của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và các nhà nhập khẩu;
  • Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.

Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được quy định cụ thể và chi tiết tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP. Dựa vào các quy định trên bạn sẽ biết được thủ tục giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá như thế nào. Để có thể biết chi tiết các quy định trên mời bạn tham khảo các quy định dưới đây.

Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp như sau:

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp (sau đây gọi là Hồ sơ yêu cầu), Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu. Nếu Hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu để bổ sung.

– Thời hạn để bổ sung Hồ sơ yêu cầu do Cơ quan điều tra quy định nhưng không được ít hơn 30 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp như sau:

– Việc thẩm định Hồ sơ yêu cầu và ban hành quyết định điều tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật Quản lý ngoại thương.

– Nội dung thẩm định Hồ sơ yêu cầu bao gồm:

  • Xác định tư cách đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 87 của Luật Quản lý ngoại thương;
  • Xác định chứng cứ về việc bán phá giá, trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp như sau:

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp bao gồm các nội dung chính như sau:

– Mô tả chi tiết hàng hóa nhập khẩu bị điều tra, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;

– Thông tin về các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;

– Tóm tắt các thông tin về việc bán phá giá, trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;

– Trình tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến thủ tục chuyển hộ khẩu cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá

– Xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam và biên độ bán phá giá bao gồm:
+ Xác định giá thông thường;
+ Xác định giá xuất khẩu;
+ Thực hiện việc so sánh công bằng giữa giá thông thường với giá xuất khẩu và xác định biên độ bán phá giá cụ thể của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cho từng tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra (sau đây gọi là nhà sản xuất, xuất khẩu).
– Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
– Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
– Xác định tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với kinh tế – xã hội.

Các yêu cầu về câu hỏi trong điều tra yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá?

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra, Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan, bao gồm:
+ Các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước;
+ Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài xuất khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vào Việt Nam mà Cơ quan điều tra biết;
+ Đại diện tại Việt Nam của chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp;
+ Các nhà nhập khẩu hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp;
+ Các bên có liên quan khác.
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản câu hỏi điều tra, các bên liên quan phải trả lời đầy đủ bản câu hỏi điều tra bằng văn bản. Trong trường hợp cần thiết hoặc các bên liên quan có văn bản đề nghị xin gia hạn với lý do hợp lý, Cơ quan điều tra có thể gia hạn nhưng không quá 30 ngày.
– Bản câu hỏi điều tra được coi là nhận được sau 07 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra gửi đi. Ngày gửi được xác định căn cứ theo dấu của bưu điện.

Thời gian giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá?

– Thời kỳ điều tra để xác định việc bán phá giá, trợ cấp là 12 tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Cơ quan điều tra có thể xác định một thời kỳ điều tra khác nhưng không ít hơn 06 tháng.
– Thời kỳ điều tra để xác định thiệt hại ít nhất là 03 năm và phải bao gồm toàn bộ thời kỳ điều tra để xác định hành vi bán phá giá, trợ cấp. Trong trường hợp bên liên quan có thời gian hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập sẽ là toàn bộ thời gian hoạt động của bên liên quan đó tính đến thời điểm có quyết định điều tra.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm