Những người được giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật cần nộp đơn xin giảm trừ gia cảnh lên cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đơn xin giảm trừ gia cảnh cần trình bày rõ lí do, mục đích của người làm đơn để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng nắm bắt và giải quyết. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi làm đơn xin giảm trừ gia cảnh, hãy tải xuống mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh mới nhất và theo dõi cách viết tại bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
- Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14
Giảm trừ gia cảnh là gì?
Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập cá nhân chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
Nguyên tắc tính giảm trừ sẽ áp dụng: giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế
– Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế phải lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
– Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân là lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
– Trường hợp trong năm tính thuế thu nhập cá nhân chưa được giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
– Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu như người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
– Khi người nộp thuế khi đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày thông tư 111/2013/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì sẽ tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
– Trường hợp người nộp thuế chưa được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì sẽ được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Riêng đối với các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện theo pháp luật thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, nếu quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
– Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ gia cảnh một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung một người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:
“Điều 1. Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.”
Theo đó, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Đơn xin giảm trừ gia cảnh dùng làm gì?
Trong Đơn xin giảm trừ gia cảnh sẽ ghi nhận những thông tin của cá nhân, hộ gia đình và lời đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận giảm trừ gia cảnh. Đồng thời, đơn xin giảm trừ gia cảnh còn là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét và thực hiện việc giảm trừ gia cảnh theo trình tự, thủ tục của pháp luật.
Tải xuống mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh mới nhất
Hướng dẫn viết Đơn xin giảm trừ gia cảnh
– Ở phần kính gửi: Ghi cụ thể cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận giảm trừ gia cảnh;
– Phần thông tin của cá nhân/hộ gia đình: ghi đầy đủ và chính xác các thông tin như họ tên, địa chỉ thường trú, số CMND/CCCD, số điện thoại…
– Phần nội dung đơn:
+ Trình bày sự việc: Người làm đơn trình bày về hoàn cảnh dẫn tới quyết định làm Đơn xin giảm trừ gia cảnh.
+ Trình bày lý do: Trình bày lý do dùng để thuyết phục chủ thể có thẩm quyền rằng yêu cầu đã đưa ra trước đó là hợp lý, hợp pháp.
+ Yêu cầu xác nhận: Ở phần này, người làm đơn cần đưa ra các thông tin về các khoản giảm trừ gia cảnh mà người làm đơn cần xác nhận.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- HỒ SƠ GIẢM TRỪ GIA CẢNH CHO BỐ MẸ NĂM 2023 GỒM NHỮNG GÌ?
- KHI NÀO ĐƯỢC GIẢM TRỪ GIA CẢNH CHO BẢN THÂN THEO QUY ĐỊNH 2022?
- CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢM TRỪ GIA CẢNH 2022 ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh mới nhất” hoặc các dịch vụ khác như là cách làm thủ tục ly hôn nhanh nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
– Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
– Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Cá nhân được tính là người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
Trong đó, người khuyết tật, không có khả năng lao động là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
– Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.