Mẫu sổ đỏ cấp cho hộ gia đình hiện nay như thế nào?

bởi PhamThanhThuy
Mẫu sổ đỏ cấp cho hộ gia đình hiện nay như thế nào?

Chào Luật sư, hiện nay quy định về mẫu sổ đỏ cấp cho hộ gia đình có gì đáng lưu ý? Trước đây ba mẹ tôi có mua một mảnh đất, lúc đó mảnh đất được cấp sổ đỏ cho hộ gia đình chứ không phải là cá nhân. Tôi nghe nói đất hộ gia đình thì mỗi người có tên trong sổ hộ khẩu lúc đó có một phần chia đều như nhau. Vậy điều này có đúng với quy định của pháp luật không? Mẫu sổ đỏ cấp cho hộ gia đình hiện nay như thế nào? Mẫu sổ đỏ cấp cho hộ gia đình có ghi tên tất cả các thành viên hay không? Mong Luật sư X tư vấn giúp tôi. Cảm ơn Luật sư X.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư X xin được tư vấn cho bạn như sau:

Điều kiện cấp sổ đỏ hộ gia đình hiện nay như thế nào?

Hiện nay để được cấp sổ đỏ thì cá chủ thể cần có những điều kiện nhất định. Cụ thể quy định về cấp sổ đỏ hộ gia đình có thể tham khảo Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất (sẽ được cấp sổ đỏ hộ gia đình) nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;

– Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên ai?

Đất hộ gia đình ghi nhận quyền sử dụng đất chung của các thành viên hộ gia đình. Vậy sổ đỏ sẽ ghi tên một người đại diện hay tất cả các thành viên? Để có đáp án cho câu hỏi này, có thể tham khảo Điểm c, khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định như sau:

Điều 5. Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:

c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Như vậy, sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên của chủ hộ gia đình hoặc người đại diện là thành viên của hộ gia đình nếu chủ hộ không có chung quyền sử dụng đất của hộ.

Hộ gia đình bán đất có cần chữ ký của tất cả thành viên?

Đất hộ gia đình khi bán cần những điều kiện nhất định. Vậy nếu như trong trường hợp có thành viên hộ gia đình muốn bán đất thì có cần xin phép các thành viên còn lại hay có cần chữ ký của tất cả thành viên hay không? Khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:

1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.

Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định như sau:

5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi bán đất hộ gia đình phải có chữ ký của tất cả các thành viên của hộ gia đình sử dụng đất đó.

Mẫu sổ đỏ cấp cho hộ gia đình hiện nay như thế nào?

Hiện nay quy định về mẫu sổ đỏ cấp cho hộ gia đình ra sao? Những nội dung cần có trong mẫu sổ đỏ cấp cho hộ gia đình hiện nay được quy định như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

ĐƠN ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Kính gửi: (1)…………………………

Mẫu số 04a/ĐK

PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ

Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình.

Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: …..

Quyển …..

Ngày …../…../…..

Người nhận hồ sơ

(Ký và ghi rõ họ, tên)

I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Xem kỹ hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xóa, sửa chữa trên đơn)

1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất

1.1. Tên (2) (viết chữ in hoa):………………………………

1.2. Địa chỉ thường trú (3):…………………………………

2. Đề nghị: (4)

– Đăng ký QSDĐ ☐

– Cấp GCN đối với đất ☐

Đăng ký quyền quản lý đất ☐

Cấp GCN đối với tài sản trên đất ☐

(Đánh dấu √ vào ô trống lựa chọn)

3. Thửa đất đăng ký (5) ………………………………………………

3.1. Thửa đất số: …………………; 3.2. Tờ bản đồ số: ………………;

3.3. Địa chỉ tại: …..……………………………………………………;

3.4. Diện tích: ……… m²; sử dụng chung: …… m²; sử dụng riêng: …………. m²;

3.5. Sử dụng vào mục đích: ……………………. , từ thời điểm: …………..;

3.6. Thời hạn đề nghị được sử dụng đất: ………………………..;

3.7. Nguồn gốc sử dụng(6): …………………………………;

3.8. Có quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất số ……., của ….., nội dung quyền sử dụng ………

4. Tài sản gắn liền với đất (Chỉ kê khai nếu có nhu cầu được chứng nhận quyền sở hữu tài sản)

4.1. Nhà ở, công trình xây dựng khác:

a) Loại nhà ở, công trình(7): ………………………………;

b) Diện tích xây dựng: ………….. (m²);

c) Diện tích sàn (đối với nhà) hoặc công suất (đối với công trình khác): …………;

d) Sở hữu chung: ………..m², sở hữu riêng: ………………..m²;

đ) Kết cấu: …………..; e) Số tầng: …………………;

g) Thời hạn sở hữu đến: ………………………………………

(Trường hợp có nhiều nhà ở, công trình xây dựng khác thì chỉ kê khai các thông tin chung và tổng diện tích của các nhà ở, công trình xây dựng; đồng thời lập danh sách nhà ở, công trình kèm theo đơn)

4.2. (8) Rừng sản xuất là rừng trồng:

4.3. Cây lâu năm:

a) Loại cây chủ yếu: …………………

b) Diện tích: …………………….. m²;

c) Nguồn gốc tạo lập:

– Tự trồng rừng:…………………………..☐

– Nhà nước giao không thu tiền:…….☐

– Nhà nước giao có thu tiền:………….☐

– Nhận chuyển quyền:………………….☐

– Nguồn vốn trồng, nhận quyền:…….☐

d) Sở hữu chung: ….m², Sở hữu riêng: …………m2;

đ) Thời hạn sở hữu đến: ………………

a) Loại cây chủ yếu: ….;

b) Diện tích: ………m²;

c) Sở hữu chung:……m²,

Sở hữu riêng:……m²

d) Thời hạn sở hữu đến: …

5. Những giấy tờ nộp kèm theo: (9)……………………………

6. Có nhu cầu ghi nợ đối với loại nghĩa vụ tài chính: (10) ………………

Đề nghị khác: ……………………………………………..

Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

…………., ngày …. tháng … năm ……
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)\
Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [58.50 KB]

 Văn bản đồng ý bán đất hộ gia đình có cần công chứng không?

Trong trường hợp thành viên hộ gia đình muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cần có sự đồng ý của các thành viên. Vậy sự đồng ý này có bắt buộc được thể hiện bằng văn bản có công chứng không? Hãy tham khảo tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT đã quy định rõ:

Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Như vậy, văn bản đồng ý bán đất hộ gia đình phải được công chứng hoặc chứng thực.

Mẫu sổ đỏ cấp cho hộ gia đình hiện nay như thế nào?

Có tên trong hộ khẩu thì đương nhiên là thành viên hộ gia đình sử dụng đất?

Có tên trong sổ hộ khẩu không phải đương nhiên là thành viên hộ gia đình sử dụng đất. Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, để được xác định là thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất thì cần đủ đáp ứng 02 điều kiện sau:

– Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;

– Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất

Còn để là thành viên trong sổ hộ khẩu thì một cá nhân chỉ cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 20 Luật Cư trú 2020, đơn cử như: được chủ hộ đồng ý cho nhập hộ khẩu để ở nhờ, ở thuê,…

Như vậy, là thành viên trong sổ hộ khẩu thì cá nhân đó chưa chắc có chung quyền sử dụng đất với hộ gia đình đó nếu thiếu một trong 02 điều kiện trên.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu sổ đỏ cấp cho hộ gia đình hiện nay như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Chuyển đất ao sang thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Giấy chứng nhận bất động sản ghi tên cá nhân được quy định ra sao?

 Loại giấy chứng nhận ghi tên cá nhân (tức ghi rõ tên của một hoặc nhiều người) thì chỉ người (những người) có tên trên giấy chứng nhận mới là chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản được chứng nhận, ngoại trừ trường hợp tài sản được xác định là tài sản chung vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình. Thông thường, loại giấy này hay được cấp ở khu vực đô thị.

Giấy chứng nhận sở hữu bất động sản ghi tên hộ gia đình có gì đặc biệt?

Người đứng tên trên giấy chỉ là người đại diện cho hộ gia đình đó (thường là chủ hộ). Tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu gia đình không phân biệt đã thành niên hay chưa thành niên đều có quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản được ghi trên giấy chứng nhận.

Mua bán, chuyển nhượng đất hiện nay cần sự đồng ý của những ai?

Khi muốn chuyển nhượng, cho tặng, sổ đỏ ghi tên hộ gia đình thì cần có sự bàn bạc, thống nhất chung của mọi thành viên trong hộ gia đình. Còn với sổ đỏ ghi tên cá nhân thì cá nhân đứng tên có toàn quyền quyết định việc chuyển nhượng, cho tặng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm