Hành nghề mê tín dị đoan sẽ bị xử phạt thế nào?

bởi
Hành nghề mê tín dị đoan sẽ bị xử phạt thế nào?

Hành nghề mê tín dị đoan, khiến người ta tin vào những điều mơ hồ dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, tài sản là điều mà pháp luật nghiêm cấm. Vậy người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nha!

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Khái niệm về mê tín dị đoan

Pháp luật thì không có định nghĩa cụ thể về: “Thế nào là mê tín di đoan” dựa trên định nghĩa “không chính thức” từ wiki thì ta hiểu cơ bản sẽ là:

Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép…) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. Hành nghề mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi…

Nhầm lẫn với tín ngưỡng văn hóa

Tín ngưỡng được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật tín ngưỡng và tôn giáo năm 2016:

1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Đồng thời, trong văn bản này cũng nghiêm cấm những hành vi sau:

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Việc trục lợi, sử dụng tiền để dâng sao giải hạn, hãy dùng vật chất để gọi vong là điều mà pháp luật nghiêm cấm. Điều này cũng đi ngược lại với giá trị tốt đẹp của giáo lý nhà phật. Phật tử bị tiêm nhiễm, nhận những lời giao giảng khiến họ mê muội, hoang mang và được chỉ dẫn đến việc lựa chọn việc cúng tiền để thực hiện nghi lễ trục vong. Việc mang đến bình yên thông qua việc sử dụng tiền trục vong hoan toàn trái với quan điểm đạo phật..

Xử phạt mê tín dị đoan như thế nào?

Rõ ràng, việc trục lợi từ sự mê muội của người khác là hành vi sai trái và sẽ bị xử phạt. Tùy vào mức độ mà có thể bị xử lý hành chính hoặc khởi tố hình sự.

Hành chính

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP thì:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

Hình sự

Bên cạnh xử phạt hành chính thì người hành nghề mê tín còn có thể bị xử phạt hình sự theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội hành nghề mê tín dị đoan như sau:

Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trong thời buổi mà hoạt động tâm linh dần biến tướng thành một hình thức kinh doanh trái phép. Vậy theo các bác, mức xử phạt như vậy có phù hợp với mức độ nghiêm trọng của hành vi này hay không?

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Hy vọng bài viết Hành nghề mê tín dị đoan sẽ bị xử phạt thế nào? sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0833 102 102. Xin cảm ơn!

Câu hỏi thường gặp:

Mê tín dị đoan ảnh hưởng đến tư tưởng như thế nào?

Về mặt tư tưởng, sự phát triển của các loại hình mê tín dị đoan sẽ xâm hại và từng bước phủ nhận thế giới quan duy vật biện chứng trong nhân dân, làm cho hệ tư tưởng Mác – Lênin và các phát kiến khoa học tiến bộ có nguy cơ bị đẩy lùi.
Niềm tin mù quáng vào một thế giới siêu nhiên, vào sự quyết định và chi phối của thần tiên, ma quỷ sẽ thay chỗ cho mọi niềm tin khác, trong đó có cả niềm tin vào sức mạnh bản thân con người. Những niềm tin mù quáng sẽ làm cho con người mất đi sức mạnh cải tạo thế giới tự nhiên; làm cho xã hội mất đi động lực phát triển – đó là ý chí đấu tranh của con người.

Biện pháp để phòng tránh mê tín dị đoan?

Mỗi người nên phân biệt giữa mê tín và tín ngưỡng. Dù ranh giới này có mong manh nhưng nếu đủ tỉnh táo và hiệu biết thì chúng ta vẫn có thể thực hiện được.
Tuyên truyền bài trừ tệ nạn mê tín không phải là chuyện của riêng ai mà mà của cả cộng đồng. Đó là cách chúng ta gìn giữ những nét đẹp truyền thống và môi trường lành mạnh cho thế hệ sau của mình.
Nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí, đời sống tinh thần cũng là cách triệt mọi đường sống của những tệ nạn mê tín dị đoan.

Tín ngưỡng là gì?

Nhà nước ta cũng phân biệt rõ ràng giữa tín ngưỡng và tôn giáo. Điều này thể hiện ngay trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2004) có quy định như sau: Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm