Chắc hẳn trong cuộc sống chúng ta nhìn thấy rất nhiều tin đăng liên quan đến tuyển dụng nhân viên các ngành ngành; tuy nhiên không thông báo tuyển dụng ghi không tuyển người Thanh Hóa. Vậy hành vi phân biệt đối xử với người Thanh Hóa có vi phạm pháp luật không?
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
- Nghị định 88/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Nghiêm cấm phân biệt đối xử vì lý do vùng miền
Pháp luật lao động có những quy định cụ thể tại Điều 8 Bộ luật lao động 2019; về những hành vi bị nghiêm cấm trong lao động, trong đó có việc phân biệt, ở đây bao gồm:
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1, Phân biệt đối xử trong lao động.
2, Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3, Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4, Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5, Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6, Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7, Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Có thể thấy rằng, phân biệt đối xử với người Thanh Hóa là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Đã là cấm thì sẽ có chế tài xử phạt.
Phân biệt đối xử với người Thanh Hóa bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt từ 5 – 10 triệu nếu thực hiện hành vi phân biệt đối xử:
Điều 4a. Vi phạm về tuyển, quản lý lao động
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động.
Tuy nhiên, để xử phạt hành vi phân biệt đối xử với người Thanh Hóa thì cần phải chứng minh được lỗi; do đó hành vi này đang được pháp luật thả nổi. Bởi vì sao:
- Tuyển dụng cho công ty là ý thích, quan điểm của người sử dụng lao động. Họ tuyển dụng những nhân viên yêu thích và phù hợp. Việc đăng tuyển với thái độ phân biệt là không nên; nhưng cũng không thể ép họ tuyển dụng những người họ không muốn.
- Phân biệt vùng miền khó định nghĩa. Pháp luật không có định nghĩa cụ thể về “thế nào là phân biệt vùng miền”. Mức phạt nói trên chỉ nói về các hành vi phân biệt mà sát nhất là “thành phần xã hội” để có thể áp dụng mức phạt.
- Chứng minh lỗi khó: Không thể xé tờ tin đăng tuyển và cầm đi khởi kiện; hay không được nhận sau khi apply thì lên cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại. Điều này không có căn cứ; và khó thuyết phục để các cơ quan có tác động bảo vệ người lao động.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về phân biệt đối xử với người Thanh Hóa hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Phân biệt đối xử trong lao động sẽ bị phạt đến 10 triệu
Câu hỏi thường gặp
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động bao gồm:
+ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
+ Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết hợp đồng lao động là:
+ Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
+ Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
+ Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.