Chào Luật sư, tập đoàn của tôi hiện nay đang có một dự án công đồng là xây dựng một cô nhi viện cho các bé có người thân mất đi cho Covid – 19 để tạo điều kiện chăm sóc các bé đến khi học đại học. Tuy nhiên việc đăng ký vướng khá nhiều khó khăn. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi thủ tục đăng ký thành lập cô nhi viện tư nhân mới năm 2023 như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục đăng ký thành lập cô nhi viện tư nhân mới năm 2023. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Hồ sơ đăng ký thành lập cô nhi viện tư nhân mới năm 2023
Để có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký thành lập cô nhi viện tư nhân mới năm 2023, phía doanh nghiệp và người có nhu cầu thành lập cô nhi viện cần phải có sự tìm hiểu thông tin về quy định hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thành lập như sau:
– Tờ khai đăng ký thành lập theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
– Phương án thành lập cơ sở.
– Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
– Bản sao có chứng thực đối với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở.
– Phiếu lý lịch tư pháp của các sáng lập viên.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân. Đối với sáng lập viên là cá nhân nước ngoài, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
+ Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức. Đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Thủ tục đăng ký thành lập cô nhi viện tư nhân mới năm 2023
Sau khi đã chuẩn bị xong một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về việc đăng ký thành lập cô nhi viện tư nhân mới năm 2023, phía doanh nghiệp và người có nhu cầu thành lập cô nhi viện phải tìm tiến hành tìm hiểu thêm về qy định đăng ký thành lập các cơ sở trợ giúp xã hội tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 103/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 140/2018/NĐ-CP Đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập như sau:
– Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập quy định tại Điều 15 Nghị định này đến cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
– Trường hợp cơ sở đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập thì cơ sở nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 20 Nghị định này đến cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có trách nhiệm xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở đăng ký thành lập mới; cấp chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với trường hợp cơ sở đề nghị cấp lại. Trường hợp cơ sở đề nghị không đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có thông báo rõ lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
– Cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý xã hội và cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn không phải thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký thành lập theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này.
Quy định về giấy chứng nhận đăng ký thành lập cô nhi viện tư nhân
Để có thể nhận được hoàn chỉnh giấy chứng nhận đăng ký thành lập cô nhi viện tư nhân tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật thì phía doanh nghiệp và người có nhu cầu thành lập cô nhi viện phải đáp ứng một số yêu cầu về mặt pháp lý trong giấy chứng nhận đăng ký thành lập cô nhi viện.
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện, nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập như sau:
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập
– Tên của cơ sở được đặt theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định này;
– Có hồ sơ đăng ký thành lập hợp lệ quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Giấy chứng nhận đăng ký thành lập
Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở có nội dung chính theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này:
– Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax;
– Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
– Loại hình cơ sở;
– Các nhiệm vụ của cơ sở (Ghi cụ thể một nhiệm vụ hay nhiều nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Nghị định này);
– Vốn điều lệ; vốn của doanh nghiệp thành lập (Vốn đầu tư);
– Thông tin đăng ký thuế.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cô nhi viện tư nhân
Để biết được bản thân phía doanh nghiệp và người có nhu cầu thành lập cô nhi viện cần tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cô nhi viện tư nhân ở đâu thì bản thân người nộp đơn cần phải biết xác định được cơ quan nào sẽ có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở như sau:
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi liên tỉnh hoặc liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi cấp huyện, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
– Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở.
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập như sau:
Cơ sở bị thu hồi giấy chứng, nhận đăng ký thành lập trong các trường hợp sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký thành lập được cấp cho cơ sở không đúng quy định của pháp luật;
– Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập nhưng cơ sở chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở phải có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho đối tượng, người lao động và các bên liên quan khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục đăng ký thành lập cô nhi viện tư nhân mới năm 2023“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến Mẫu giấy xác nhận thương binh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ thành lập và quản lý cơ sở theo quy định của Nghị định này.
– Tổ chức, cá nhân tự kê khai hồ sơ đăng ký thành lập và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập (sau đây gọi tắt là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập) chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập, không chịu trách nhiệm về những hoạt động vi phạm pháp luật của cơ sở xảy ra trước và sau đăng ký thành lập.
– Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của cơ sở với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là Nghị định số 55/2012/NĐ-CP).
– Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho người có nhu cầu theo quy định.
– Từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng nếu không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
– Lựa chọn các biện pháp nghiệp vụ trợ giúp xã hội để trợ giúp đối tượng theo quy định của pháp luật,
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.