Tải xuống mẫu hợp đồng san lấp mặt bằng cá nhân

bởi Hoàng Yến
Tải xuống mẫu hợp đồng san lấp mặt bằng cá nhân

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý. Việc san lấp mặt bằng không phải trường hợp nào cá nhân cũng được phép cấp quyền san lấp mặt bằng mà cần phải tuân thủ theo quy định pháp luật và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về cấp phép san lấp mặt bằng đất. Hãy cùng Luật sư X đón xem bài viết dưới đây để thực hiện đúng mẫu hợp đồng san lấp mặt bằng cá nhân đồng thời tìm hiểu về mức xử phạt đối với hành vi san lấp mặt bằng trái phép theo quy định pháp luật hiện hành.

Căn cứ pháp lý

San lấp mặt bằng là gì?

San lấp mặt bằng là công việc thi công san phẳng nền đất cho một mặt bằng quy hoạch hay công trình xây dựng nào đó mà khách hàng đưa ra. Từ một mảnh đất có địa hình không đồng nhất như: chỗ quá cao hay chỗ quá thấp thì cần phải san lấp chúng cho đều.

Công việc này bao gồm người thực hiện cần đào đất ở những nơi cao (trong phạm vi công trường) rồi vận chuyển đến những vùng đất thấp. Sau đó, đắp lại chỗ đất trũng hay bị thụt hẳn xuống nhằm làm phẳng lại bề mặt địa hình đất theo thiết kế định trước của khách hàng, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Thông thường, công việc này được chia thành 2 loại:

  • San lấp theo điều kiện khống chế trước cốt cao độ mặt bằng san sau sẽ không cần để ý nhiều tới khối lượng đất thừa, thiếu
  • San lấp theo yêu cầu về khối lượng đất khi san nhằm thực hiện theo ý kiến khách hàng. Công việc bao gồm những trường hợp: Bổ sung thêm lượng đất khi san là đất lấp nhiều hơn đất đào hay cân bằng lượng đào và đắp.

Điều kiện để được san lấp mặt bằng là gì?

Để được tiến hành san lấp mặt bằng thì trước tiên, bạn phải chứng minh được quyền sử dụng đất của mình. Ngoài ra, việc san lấp mặt bằng cũng cần phải đáp ứng được nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được pháp luật quy định tại Điều 170 Luật Đất đai 2013:

  • Tuân thủ các biện pháp bảo vệ đất.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cam kết không làm tổn hại tới lợi ích hợp pháp của những người sử dụng đất có liên quan.
  • Ngoài ra, để đủ điều kiện san lấp mặt bằng hợp pháp thì bạn cũng cần lưu ý tới những chính sách, quy định thuộc UBND cấp tỉnh – Đơn vị quản lý, cấp phép cải tạo mặt bằng trên địa bàn. Nếu tự ý thực hiện san lấp trên mảng đất không được phép cải tạo thì có nghĩa là bạn đang vi phạm quy định về Luật đất đai 2013 căn cứ tại khoản 25 Điều 3 Luật đất đai 2013:
  • Làm biến dạng địa hình và suy giảm chất lượng của mảnh đất, gây xáo trộn, ô nhiễm đất, làm giảm hoặc là làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được cơ quan quản lý xác định từ đầu.

Tải xuống mẫu hợp đồng san lấp mặt bằng cá nhân

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [69.50 KB]

Hướng dẫn soạn hợp đồng san lấp mặt bằng cá nhân

Về người giao kết hợp đồng

Chủ thể tham gia là doanh nghiệp thì người ký kết phải là chủ thể có thẩm quyền giao kết hợp đồng cho doanh  nghiệp đó. Hoặc trong một số trường h[ khác phải có văn bản ủy quyền thực hiện việc giao kết.

Tránh trường hợp người giao kết hợp đồng không đúng thẩm quyền  sẽ xảy ra các hậu quả pháp lý theo chiều hướng xấu đối với bên giao kết còn lại.

Về nội dung của hợp đồng

Các bên  phải thỏa thuận rõ về các nội dung của hợp đồng bao gồm: Đối tượng của hợp đồng hay còn được gọi là công việc thực hiện ; thông tin  mặt bằng khi thực hiện san lấp ( địa điểm san lấp và diện tích san lấp); Các vật liệu xây dựng được sử dụng trong quá trình thực hiện công việc san lấp.

Thời hạn hợp đồng

Các bên phải thỏa thuận rõ ràng về thời hạn thực hiện của hợp đồng. Có thể cụ thể hóa bằng các mốc thời gian như: Thời gian khởi công công trình; thời gian hoàn thành và  bàn giao công trình.

Giá trị của hợp đồng và phương thức thanh toán

Đây làm một trong những phần quan trọng nhất của hợp đồng. Các bên thỏa thuận với nhau về tiền thuê  bao gồm cụ thể chi tiết giá thuê như: Diện tích sàn xây dụng; đơn giá xây dựng; tổng giá trị…) và phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.

 Để đảm bảo quyền lợi cho bên B thì có thể yêu cầu thỏa thuận thêm điều khoản về phạt vi phạm khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Khi thực hiện soạn thảo hợp đồng các bên có thể thỏa thuận các trường hợp có thể chấm dứt hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi của mình khi bên còn lại không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã thỏa thuận.

Và nếu xảy ra tranh chấp thì sẽ lựa chọn các phương thức giải quyết như đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng.

Cơ quan có thẩm quyền xét duyệt giấy phép san lấp mặt bằng

Theo quy địnnh, thẩm quyền cho phép san lấp mặt bằng được quy định như sau:

  • Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chấp thuận cho khai thác đất đắp nền, các công trình xây dựng, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền.
  • Trường hợp san gạt cải tạo mặt bằng trong diện tích đất được giao (không bao gồm đất ở) cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng đất để san lấp công trình khác phải đăng ký khu vực, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch thi công, vị trí đổ đất thải tại UBND cấp huyện và phải được UBND cấp huyện chấp thuận bằng văn bản.

Như vậy, người dân có thể nộp hồ sơ xin phép san lấp mặt bằng để sử dụng hiệu quả hơn được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản. Việc san lấp có thể bao gồm sửa chữa, cải tạo, san lấp, bồi đắp, chủ đơn cần có phương án để sử dụng nguồn đất dư thừa trước và sau khi tiến hành.

Tải xuống mẫu hợp đồng san lấp mặt bằng cá nhân

Tải xuống mẫu hợp đồng san lấp mặt bằng cá nhân

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi san lấp mặt bằng trái phép

Hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp là hành vi hủy hoại đất mà pháp luật nghiêm cấm, do vậy mức xử phạt hành chính khi san lấp trái phép đất nông nghiệp được quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định: 

Đối với những trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức, mức xử phạt như sau:

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu 

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng; 

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;

Đối với những trường hợp gây ô nhiễm thì theo quy định pháp luật hình thức và mức xử phạt sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, xử phạt hành chính đối với hành vi san lấp đất nông nghiệp trái phép thì áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm nêu trên, đó là bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trong trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai, cụ thể: 

Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

–  Cho thuê, sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

– Đất được cho thuê, giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

– Đất không được tặng cho, chuyển nhượng theo quy định của Luật Đất đai mà nhận tặng cho;chuyển nhượng;

– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị chiếm, bị lấn;

– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị chiếm, bị lấn;

– Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

– Đất được Nhà nước cho thuê, Nhà nước giao để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; 

+ Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này;

+ Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, các tài sản gắn liền với đất, ngoại trừ trường hợp do bất khả kháng.

Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải được căn cứ vào văn bản hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Bên cạnh đó, ngoài việc xử phạt hành chính theo quy định nêu trên thì người có hành vi hủy hoại đất còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017, năm 2021) như sau:

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Tải xuống mẫu hợp đồng san lấp mặt bằng cá nhân” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thủ tục vay vốn sinh viên tại địa phương, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Nộp đơn xin phép san lấp mặt bằng online trực tuyến có được không?

Hiện nay thủ tục xin cấp phép san lấp mặt bằng chưa được triển khai theo hình thức nộp và xử lý online trực tuyến, vì thế người cần thực hiện thủ tục buộc phải thực hiện trực tiếp thông qua nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp quận huyện hoặc gửi hồ sơ qua bưu chính tới Bộ phận này.

Hồ sơ xin giấy phép san lấp mặt bằng gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ để xin phép thực hiện san lấp mặt bằng bao gồm:
Đơn xin phép san lấp mặt bằng (Hoặc Tờ khai theo mẫu quy đinh);
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất là hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai;
Bản cam kết về việc đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề;
Bản vẽ, phương án thi công san lấp mặt bằng, phương án đổ thải;
Bản mô tả năng lực của đơn vị trực tiếp thực hiện san lấp mặt bằng;
Bản cam kết về an toàn môi trường;

Thời gian cấp giấy phép san lấp mặt bằng bao lâu?

Thời hạn để cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hồ sơ, khảo sát và cấp phép tối đa là 15 ngày làm việc tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của công dân có nhu cầu thủ tục.
Trong một số trường hợp, vì lý do phức tạp hay cần lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn có liên quan, thời hạn sẽ được gia hạn thêm nhưng không quá 10 ngày tiếp theo, kể từ khi hết hạn thời hạn cũ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm