Xin chào LSX. Tôi tên là Hoài, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Thái Bình. Tôi có một câu hỏi thắc mắc liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội như sau: Bố tôi là cán bộ đã về hưu và được hưởng hưu trí 5 năm nay rồi. Trong quá trình tham gia làm việc, bố tôi đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Tuy nhiên, bố tôi vừa mất cách đây 02 tháng. Do gia đình tôi hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế nên có câu hỏi gửi tới Luật sư, cụ thể là chế độ tử tuất đối với người hưu trí như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn LSX!
Cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi cho LSX chúng tôi. Mời chị cùng các bạn đọc tìm hiểu câu trả lời qua bài viết Chế độ tử tuất đối với người hưu trí như thế nào dưới đây của LSX nhé.
Người hưu trí được hiểu như thế nào?
Hiện nay, pháp luật không có quy định rõ ràng về khái niệm người hưu trí. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hiểu rằng người hưu trí là những người lao động đã về hưu và họ được hưởng mức hưu trí do nhà nước đã quy định.
Chế độ tử tuất là gì?
Chế độ tử tuất là chế độ bảo hiểm xã hội trả cho thân nhân người lao động do người lao động đang tham gia quan hệ lao động hoặc đang hưởng bảo hiểm xã hội bị chết.
Chế độ tử tuất bao gồm: Trợ cấp mai táng, Trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần.
Điều kiện hưởng chế độ tử tuất
Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm chế độ tử tuất được quy định ở trên thì để được hưởng chế độ tử tuất này cần đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật. Có 03 chế độ tử tuất, tương ứng với nó là các điều luật liên quan quy định riêng từng loại. Vậy, để tìm hiểu điều kiện hưởng trợ cấp mai táng, điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hay điều kiện hưởng trợ cấp tuất tuần một lần như thế nào, LSX mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới.
Điều kiện hưởng trợ cấp mai táng
Điều kiện hưởng trợ cấp mai táng quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.”
Những người quy định trên bị tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng.
Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được quy định tại Khoản 1 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.”
Điều kiện hưởng trợ cấp tuất một lần
Điều kiện hưởng trợ cấp tất một lần trong hưởng chế độ tử tuất quy định tại Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
– Người lao động chết không thuộc các trường hợp nhận trợ cấp tuất hằng tháng;
– Người lao động chết thuộc trường hợp nhận trợ cấp tuất hằng tháng nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng ;
– Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Chế độ tử tuất đối với người hưu trí như thế nào?
Thông qua những nội dung trên, thì ta có thể nắm được khái niệm người hưu trí là NLĐ đã về hưu và được hưởng mức hưu trí theo quy định. Còn chế độ tử tuất là chế độ bảo hiểm xã hội cho nhân thân của người lao động đang tham gia quan hệ lao động hay đang tham gia bảo hiểm xã hội mà bị mất. Vậy, chế độ tử tuất đối với người hưu trí như thế nào? LSX sẽ cung cấp quy định pháp luật liên quan cho bạn.
Người hưu trí được hưởng tiền tử tuất?
Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
- Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
- Đang hưởng lương hưu;
- Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc: Theo quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng phí được quy định như sau:
- Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
- Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện: Theo quy định tại Điều 80 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng phí được quy định như sau:
- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;
- Người đang hưởng lương hưu.
Như vậy nếu người hưu trí là đối tượng thuộc khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người thân của họ sẽ được hưởng chế độ tử tuất khi những người hưu trí này mất đi.
Thủ tục hưởng chế độ tử tuất của người hưu trí đã mất
Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất:
Theo quy định tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH tại khoản 1.2.4 Điều 1 thì đối với thân nhân hưởng chế độ tử tuất: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật BHXH; mẫu số 04C-HBKV (ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực); khoản 4 Điều 25 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, khoản 1 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:
- Trường hợp thân nhân của người đang đóng BHXH, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH:
- Sổ BHXH.
- Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB.
- Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK đối với thân nhân bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm KNLĐ.
- Trường hợp chết do TNLĐ, BNN thì có thêm biên bản điều tra TNLĐ hoặc bệnh án điều trị BNN.
- Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
- Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu số 04C-HBKV ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực.
- Đối với thân nhân của người đang hưởng hoặc tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: Hồ sơ như nêu tại các nội dung a2, a3, a4, a6 thuộc a tiết này.
Theo quy định tại Điều 111 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:
– Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
- Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật này; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
– Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bao gồm:
- Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thời gian giải quyết hưởng chế độ tử tuất: Tối đa 08 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Giải quyết đơn xin hưởng tử tuất: Đối với chế độ tử tuất; trường hợp người nhận trợ cấp mai táng và thân nhân hưởng trợ cấp tuất không cùng một người thì giải quyết trợ cấp mai táng cho thân nhân lo mai táng và giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được cử đại diện nhận trợ cấp hoặc giải quyết hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với các thân nhân đủ điều kiện hưởng không phân biệt nơi cư trú cùng địa bàn hay khác địa bàn, trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi của giáo viên mới năm 2023
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ LSX
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chế độ tử tuất đối với người hưu trí như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ soạn thảo về đơn kêu cứu giải quyết tranh chấp đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 108 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trách nhiệm của Bộ phận Chế độ BHXH: Hàng ngày, căn cứ dữ liệu giải quyết hưởng chế độ BHXH một lần; Thông báo chuyển hưởng chế độ TNLĐ, BNN và chế độ tử tuất một lần từ huyện/tỉnh khác; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc khấu trừ tiền BHXH, lập Danh sách C97-HD theo phân cấp với các hình thức: Chi trả qua tài khoản cá nhân, chi trả trực tiếp bằng tiền mặt, trình lãnh đạo phê duyệt và chuyển đến Bộ phận KHTC.
Trách nhiệm của Phòng chế độ BHXH: Hàng ngày, căn cứ dữ liệu giải quyết hưởng chế độ BHXH một lần; Thông báo chuyển hưởng chế độ TNLĐ, BNN và chế độ tử tuất một lần từ tỉnh khác; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc khấu trừ tiền BHXH, lập Danh sách C97-HD theo phân cấp với các hình thức: Chi trả qua tài khoản cá nhân, chi trả trực tiếp bằng tiền mặt, trình lãnh đạo phê duyệt và chuyển đến Phòng KHTC.
Một người lao động chết thì tối đa 04 thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Trường hợp có 02 người chết trở lên thì thân nhân được hưởng 02 lần mức trợ cấp nêu trên.