Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn được người dân gọi quen là sổ đỏ, đây là một chứng thư pháp lý quan trọng chứng minh việc một người sở hữu hợp pháp đất, cũng như là căn cứ quan trọng bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp về đất đai. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều người dân sở hữu đất nhưng lại không có sổ đỏ do nhiều lý do khác nhau. Vậy giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ ra sao? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ, Sổ hồng.
Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới. Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Tóm lại, Sổ đỏ là Giấy chứng nhận có bìa màu đỏ; Sổ hồng gồm 02 loại: Sổ hồng theo mẫu cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009) và Sổ hồng mới có màu hồng cánh sen – Hiện nay, người dân đang được cấp loại sổ này.
Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận.
Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ
Tranh chấp đất là một trong những tranh chấp phứt tạp nhưng cũng rất phổ biến hiện nay, việc các bên tranh chấp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ thì tranh chấp sẽ được giải quyết đơn giản hơn nhiều so với trường hợp không có sổ. Vậy giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ như thế nào? Cụ thể Luật sư X xin trình bày như sau:
Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 202 Luật đất đai năm 2013, đối với tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai như sau:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
- Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành”.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hiện nay có 02 hình thức giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ đó là:
Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền.
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ ra tòa án
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Người có yêu cầu khởi kiện chuẩn bị 01 hồ sơ gồm các giấy tờ như sau:
Đơn khởi kiện,
Biên bản hòa giải cấp cơ sở;
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng (nếu có);
Giấy tờ chứng minh việc mua bán/giao dịch quyền sử dụng đất (nếu có)
Giấy tờ chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước;
Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện);
Bản sao có chứng thực Giấy tờ pháp lý cá nhân (Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân,
Hộ chiếu còn hiệu lực) của người thực hiện thủ tục,
Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đến tòa án
– Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện kèm theo hồ sơ đến Tòa án nơi có đất đang tranh chấp để được giải quyết
Bước 3: Tòa án tiếp nhận đơn và xem xét yêu cầu khởi kiện
– Nếu yêu cầu khởi kiện chưa phù hợp theo quy định pháp luật thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện, yêu cầu bổ sung thêm nội dung, thông tin (nếu có).
Bước 4: Nhận thông báo về việc thụ lý vụ án
– Nếu yêu cầu khởi kiện phù hợp theo quy định của pháp luật, Tòa án sẽ tiếp nhận và thụ lý đơn khởi kiện, đồng thời người nộp đơn khởi kiện sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Kết hôn với người nước ngoài, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận giữa các thửa đất có thể không giống nhau vì mỗi thửa đất có nguồn gốc, tình trạng sử dụng đất là khác nhau.
Căn cứ Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 20, 21, 22, 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, điều kiện được cấp Giấy chứng nhận được chia thành 02 trường hợp.
Trường hợp 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Trường hợp 2: Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (đa số thửa đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hiện chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu đều thuộc trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất).
Mỗi trường hợp để được cấp Giấy chứng nhận cần đáp ứng những điều kiện khác nhau.
Theo danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 năm 2016, mức án phí sơ thẩm tạm ứng đối với tranh chấp tài sản từ dưới 06 triệu đồng là 300.000 đồng; đối với tài sản tranh chấp trên 06 triệu đồng thì mức án phí sẽ tính dựa theo phần trăm giá trị của tài sản, tài sản càng lớn thì án phí phải nộp càng lớn. Mức tạm ứng án phí phúc thẩm là 300.000 đồng
Theo quy định của pháp luật hình việc giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ chỉ được dưới hai hình thức như trên. Vì vậy mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ cũng chủ yếu là hai cơ quan là UNBD và Tòa án nhân dân. Cụ thể như sau:
Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định về tố tụng hành chính.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ TN&MT hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định về tố tụng hành chính.