Hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần theo quy định năm 2023?

bởi Trà Ly
Hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần theo quy định năm 2023?

Hòa giải tranh chấp đất đai là một trong những thủ tục quan trong để giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các bên tranh chấp không muốn hòa giải hoặc muốn hòa giải một cách nhanh chóng. Trong đó, hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần là thắc mắc của các bên tranh chấp. Vậy, hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần theo quy định năm 2023? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Có bắt buộc phải tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai không?

Có nhiều trường hợp khi xảy ra tranh chấp đất đai, người sử dụng đất có mong muốn khởi kiện để bảo bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách nhanh chóng. Một số người có mong muốn Tòa án giải quyết chứ không muốn thông qua hòa giải kéo dài thời gian. Vậy, có bắt buộc tiến hành hòa giải đất đai không?

Căn cứ vào Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Theo đó, khi xảy ra tranh chấp đất đai thì sẽ được Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Trường hợp các bên không thể tự hòa giải tranh chấp đất đai với nhau được thì phải gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang tranh chấp để tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai.

Như vậy, việc hòa giải tranh chấp đất đai là bắt buộc khi các bên xảy ra tranh chấp.

Các loại hòa giải tranh chấp đất đai

Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

Theo đó, hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm 02 loại:

– Loại 1: Hòa giải tự nguyện (được Nhà nước khuyến khích).

Khi xảy ra tranh chấp đất đai thì các bên có thể tự hòa giải với nhau để giải quyết tranh chấp hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở (thông qua hòa giải viên theo quy định Luật Hòa giải cơ sở).

– Loại 2: Hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Hòa giải bắt buộc thể hiện ở chỗ nếu tranh chấp đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) mà không được hòa giải tại UBND xã nơi có đất tranh chấp thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện khi các bên nộp hồ sơ khởi kiện hoặc UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh sẽ từ chối tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai dù có thuộc thẩm quyền của những cơ quan này.

Hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần theo quy định năm 2023?

Hòa giải tranh chấp đất đai ở đâu?

Căn cứ vào Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền hòa giải đất đai như sau:

– Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không thể hòa giải được thì sẽ gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

– Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần?

Về vấn đề hòa giải tranh chấp thì hiện nay pháp luật không có quy định giới hạn số lần, hay nói cách khác là 1 vụ việc tranh chấp có thể được hòa giải đi, hòa giải lại nhiều lần. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì sau khi có biên bản hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có thể khởi kiện đến tòa án hoặc gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh (tùy thẩm quyền).

Theo đó, trên thực tế thì nếu như các bên thực sự muốn giải quyết tranh chấp nhanh chóng thì họ chỉ cần hòa giải 1 lần, nếu hòa giải đất đai không thành thì họ sẽ thực hiện thủ tục để giải quyết tranh chấp ở các cấp khác.

Quy định hiện hành chỉ giới hạn về thời gian hòa giải tại Điều 202 Luật đất đai 2013 như sau:

“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.”

Hòa giải tranh chấp đất đai trong bao lâu?

Theo khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần theo quy định năm 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Hòa giải tranh chấp đất đai có bắt buộc các bên phải có mặt hay không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (một số quy định được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP) quy định như sau:
Điều 88. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Theo đó, các bên tranh chấp đều có mặt tại phiên hòa giải thì mới có thể tiến hành việc hòa giải tranh chấp đất đai. Nếu như một trong hai bên vắng mặt đến 2 lần thì việc hòa giải tranh chấp đất đai sẽ được xem là không thành.
Do đó, không bắt buộc các bên tranh chấp đất đai phải có mặt trong phiên hòa giải tranh chấp đất đai.

Hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án có được không?

Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Tuy nhiên, cũng theo Điều 202 Luật Đất đai 2013, Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án số 58/2020/QH14 quy định thì các bên có thể lựa chọn cách thức hòa giải tranh chấp bởi hòa giải viên thuộc Tòa án nhân dân (hay hòa giải tại tòa án trước khi tòa thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai).
Thủ tục hòa giải này được tiến hành trước khi Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án và sau khi các bên đã hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nhưng không thành.
Ngoài ra, trong trường hợp việc hòa giải trước khi tòa thụ lý, giải quyết không thành thì Tòa án sẽ tiếp tục thực hiện hòa giải tại phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo Điều 210 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm