Chào Luật sư, dạo gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng nhiều người đòi tước vương miên hoa hậu của bạn trẻ vừa mới đăng quang vì những phát ngôn có phần không được tinh tế. Tuy nhiên nắm bắt thông tin là thế nhưng tôi không biết một hoa hậu sẽ ị tước vương miện hoa hậu như thế nào. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi hoa hậu bị tước vương miện trong trường hợp nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc hoa hậu bị tước vương miện trong trường hợp nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện thi hoa hậu
Điều kiện thi hoa hậu tại Việt Nam hiện nay rất khác nhau. Tuỳ thuộc thuộc vào đơn vị tổ chức là ai, chương trình sắc đẹp bạn tham gia là gì mà sẽ có các điều kiện tham gia hoa hậu khác nhau. Tuy nhiên phần lớn các cuộc thi sắc điểm sẽ chỉ dành cho nữ là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 18 đến 27, chưa lập gia đình, chưa sinh con và có trình độ văn hoá là tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Ví dụ như điều kiện tham gia cuộc thi Miss Word Việt Nam được tổ chức từ Công ty Sen Vàng có điều kiện tham gia như sau.
1. Đối tượng tham gia cuộc thi
– Nữ công dân Việt Nam tuổi từ 18 đến 27 (theo giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng).
2. Điều kiện dự thi
Nữ công dân Việt Nam tuổi từ 18 đến 27 có đủ các điều kiện sau, có quyền đăng ký tham dự cuộc thi:
– Có đạo đức tốt.
– Không có tiền án, tiền sự, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Chưa lập gia đình (được hiểu là: Chưa tổ chức đám cưới, chưa đăng ký kết hôn lần nào và chưa sống chung với ai như vợ chồng).
– Chưa sinh con.
– Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên (tính đến thời điểm Vòng Chung kết chính thức bắt đầu).
– Chiều cao 1m63 trở lên, chưa từng qua chuyển đổi giới tính.
* Đối tượng ưu tiên: Thí sinh đã đạt danh hiệu Hoa hậu, Á hậu, Hoa khôi, Á khôi tại các cuộc thi sắc đẹp cấp tỉnh, thành, ngành diễn ra trong các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 không phải dự thi sơ tuyển mà được đặc cách vào vòng thi Bán kết.
Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn
Để có thể tổ chức được một chương trình nghệ thuật biểu diễn bạn phải đáp ứng được các điều kiện tổ chức chương trình từ phía Sở Văn Hoá Du lịch tại địa phương mà bạn dự định tổ chức. Các điều kiện đó có thể là văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi, giấy phép kinh doanh ghi nhận hình thức kinh doanh có liên quan đến nghệ thuật, chứng nhận về điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ, …
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện, thủ tục tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn như sau:
1. Điều kiện tổ chức cuộc thi, liên hoan:
a) Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
b) Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
c) Có văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều này:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan toàn quốc và quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan được tổ chức trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Hoa hậu bị tước vương miện trong trường hợp nào?
Theo quy định của pháp luật hiện nay một hoa hậu chỉ bị tước vương miện trong 02 trường hợp đó chính là cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP hoặc danh hiệu, giải thưởng được trao cho họ tại cuộc thi, liên hoan không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo. Chính vì thế không phải muốn tước bỏ vương miện hoặc danh hiệu của một hoa hậu nào đó một sớm, một chiều là có thể tước được. Nên nhớ việc tước đi danh hiệu, vương miệng của một ai đó cần tuân thủ quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu như sau:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này yêu cầu thu hồi danh hiệu, giải thưởng bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan khi phát hiện một trong các trường hợp sau:
- Cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này;
- Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
- Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
- Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
- Danh hiệu, giải thưởng được trao tại cuộc thi, liên hoan không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo.
– Tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan thu hồi danh hiệu, giải thưởng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp việc thu hồi không được thực hiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản yêu cầu thu hồi và đăng tải thông tin hủy kết quả cuộc thi, liên hoan trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hoa hậu bị tước vương miện trong trường hợp nào?“ hoặc các dịch vụ khác liên quan đến Mẫu hóa đơn bán hàng do cục thuế phát hành. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Cuộc thi dành cho tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
– Cuộc thi khác không thuộc hình thức quy định tại khoản 1 Điều này, thực hiện quy định tại Điều 16 Nghị định này.
– Cuộc thi không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.
– Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức cuộc thi trước khi tổ chức. Người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.
– Trình tự tiếp nhận thông báo:
Cơ quan, tổ chức gửi thông báo bằng văn bản (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan tiếp nhận thông báo ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi.
– Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền ít nhất 30 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi;
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;
– Trường hợp thay đổi nội dung cuộc thi đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức cuộc thi có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã chấp thuận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân đề nghị;
– Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức cuộc thi đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức cuộc thi có văn bản thông báo gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận và chính quyền địa phương nơi tổ chức cuộc thi ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi.