Trong quá trình phát triển và hoạt động của doanh nghiệp thì việc điều chuyển nhân sự đã không còn là gì quá mới mẻ. Hiện nay việc điều chuyển nhân sự xảy ra khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt bỏ và bổ sung nhân sự giữa các bộ phận khác nhằm phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Hoặc trường hợp tạo điều kiện cho nhân viên phát triển với vị trí phù hợp với năng lực của họ hơn. Vậy mẫu quyết định điều chuyển nhân sự năm 2023 ra sao? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng LSX tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý:
Quy định pháp luật về quyết định điều chuyển nhân sự
Khi giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động thì vị trí, công việc hay địa điểm làm việc đều được quy định cụ thể trong hợp đồng. Cũng chính vì thế khi quyết định điều chuyển nhân sự hiện nay có hai hình thức là điều chuyển tạm thời và điều chuyển chính thức tùy vào loại điều chuyển mà sẽ có những quy định khác nhau cụ thể như sau
Điều chuyển tạm thời
Điều chuyển tạm thời là hình thức điều chuyển không cần sự đồng ý của người bị điều chuyển nhưng không được cộng dồn quá 60 ngày trong 1 năm dương lịch. Nhân sự trong thời gian điều chuyển phải được thông báo trước tối thiểu 3 ngày làm việc và được hưởng lương bằng tối thiểu 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Điều chuyển chính thức
Điều chuyển chính thức là hình thức điều chuyển nhân sự đến một công việc khác cố định, cần có sự đồng ý của người bị điều chuyển. Nhân sự phải được thông báo trước 7 ngày làm việc, được ký hợp đồng lao động mới và được hưởng lương bằng tối thiểu 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Trường hợp được phép điều chuyển nhân sự
Điều chuyển nhân sự có thể là một trong những chiến lược phát triển cho công ty một cách hiệu quả hơn, tuy nhiên để được phép điều chuyển nhân sự cũng phải dựa theo quy định của pháp luật. Trong đó trường hợp được phép điều chỉnh nhân sự được quy định như sau:
Căn cứ Điều 29 Bộ luật lao động 2019 quy định về các trường hợp được điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong những trường hợp sau:
Một là, người sử dụng lao động có quyền điều chuyển người lao động khi gặp những trường hợp bất khả kháng theo quy định của luật
Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động chỉ có trách nhiệm thực hiện công việc mà hợp đồng đã ký kết, trong trường hợp người lao động không sắp xếp đúng công việc đó thì người lao động có quyền khiếu nại hoặc đơn phương chấm dứt hợp động lao động. Trên thực tế quá trình kinh doanh sản xuất, đơn vị sử dụng lao động có thể có gặp những khó khăn đột xuất hoặc trong quá trình đó có nhu cầu thay đổi công việc của người lao động sang làm công việc khác thì họ vẫn có quyền tạm thời thuyên chuyển người lao động nếu có căn cứ theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với các sự cố như do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước thì người sử dụng lao động cần phải chứng minh những sự cố và hoàn cảnh đó có ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến công việc và hoạt động của công ty. Đối với nhu cầu sản xuất kinh doanh thì người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trong trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Như vậy, nếu trong nội quy lao động, người sử dung lao động không quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất kinh doanh mà theo đó người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng căn cứ này để điều chuyển lao động.
Hai là, về thời gian điều chuyển người lao động sang một công việc khác
Vì việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động chỉ mang tính chất tạm thời để giúp người sử dụng lao động tháo gỡ các khó khăn đột xuất gặp phải hoặc để giải quyết các nhu cầu thiết yếu trong sản xuất kinh doanh nên để không ảnh hưởng lớn đến thu nhập và cuộc sống của người lao động nên theo quy định của pháp luật thời gian được chuyển người lao động sang làm một công việc khác cũng có thời hạn nhất định. Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 29 Bộ luật lao động 2019 quy định thời gian chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm.
Đối với trường hợp người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác đã đủ 60 ngày làm việc nhưng vẫn muốn sử dụng lao động tiếp với công việc này thì phải có sự đồng ý của người lao động bằng văn bản. Nếu như người lao động không đồng ý phải ngừng việc và người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc cho người lao động.
Ngoài ra, đối với thủ tục và yêu cầu khi chuyển người lao động làm công việc khác thì người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Trong văn bản thông báo phải nêu rõ thời hạn làm tạm thời bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
Ba là, quyền lợi của người lao động khi làm công việc khác
Việc điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động sẽ làm xáo trộn và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống nên người sử dụng lao động cần phải đảm bảo quyền lợi cho nhóm người lao động thuộc đối tượng điều chuyển như sau: Về việc bố trí công việc cho người lao động khi hết hạn điều chuyển, khi hết hạn điều chuyển thì người sử dụng lao động phải sắp xếp cho người lao động với công việc cũ như đã giao kết hợp đồng.
Về tiền lương trong thời gian làm công việc mới, xuất phát từ nguyên tắc chung trong việc trả lương đầy đủ và phù hợp với công việc nhưng để đảm bảo tránh thiệt thòi cho người lao động khi làm công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì Bộ luật lao động có quy định tiền lương trong thời gian tạm chuyển công việc phải giữ nguyên mức tiền lương công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc, thời gian còn lại người lao động được hưởng lương theo công việc mới, nhưng ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Tham khảo các mẫu quyết định điều chuyển nhân sự
Nội dung cần có trong mẫu quyết định điều chuyển nhân sự
Nếu bạn là người được giao soạn mẫu quyết định điều trị nhân sự ở công ty, thì bạn có thể tham khảo mẫu quyết định điều trị nhân sự mà chúng tôi đã trình bày ở nội dung trên. Ngoài ra thì ở mẫu quyết định này cần phải đảm bảo những nội dung như sau:
– Phía trên góc bên trái của mẫu đơn điều chuyển nhân sự sẽ ghi tên đơn vị và số quyết định;
– quốc hiệu tiêu ngữ là nội dung không thể thiếu trong đơn;
– Trong nội dung cần ghi rõ chức danh của người điều chuyển và tên cơ quan;
- Trong điều 1 nêu rõ tên, chức vụ người ddowcj ddieuf chuyển và bộ phận, vị trí hiện tại mà người đó làm việc. Ghi rõ địa điểm người lao động sẽ nhận công tác sau khi điều chuyển. Điều 1 cũng ghi tên cơ quan và tên địa phương cũng như ngày người lao động bắt đầu làm việc tại bộ phận mới;
- Điều 2 công ty sẽ quy định về lương và phương thức thanh toán tiền lương cho người lao động. Trong điều này ghi rõ tên cơ quan mới sẽ trả lương cho người lao động theo mức được quy định;
- Điều 3 sẽ quy định những đối tượng, bộ phận thi hành quyết định.
– ê rõ địa điểm nhận quyết định;
– Chữ ký của giám đốc công ty hoặc người được ủy quyền ký thay.
Lưu ý gì khi sử dụng mẫu quyết định điều chuyển nhân sự
Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được pháp luật quy định và điều chỉnh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, cũng chính vì thế khi điều chuyển Nhân sự thì cần phải lưu ý sử dụng mẫu quyết định điều trị nhân sự một cách đúng tránh các trường hợp xảy ra tranh chấp sau này, cụ thể như sau:
Trong quá trình sử dụng mẫu quyết định điều chuyển nhân sự, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cần đảm bảo rằng quyết định và quá trình điều chuyển tuân thủ các quy định của pháp luật và quy trình nội bộ của công ty. Xác định rõ các quy trình, thủ tục, và yêu cầu pháp lý liên quan đến việc điều chuyển nhân sự.
- Cần chú ý đảm bảo tính bảo mật và riêng tư của thông tin của nhân viên trong quyết định. Điều này đảm bảo rằng thông tin cá nhân không bị lộ ra ngoài hoặc sử dụng sai mục đích.
- Cần duy trì sự tương tác tích cực và thông báo rõ ràng với các bên liên quan. Điều này bao gồm việc thông báo cho nhân viên về quyết định điều chuyển, tương tác với người đề xuất và người phê duyệt điều chuyển, và liên hệ với các bên liên quan khác (nếu có) để đảm bảo sự hiểu biết và hỗ trợ trong quá trình điều chuyển.
- Mẫu quyết định điều chuyển nhân sự cần được kiểm tra và cập nhật định kỳ để đảm bảo tính phù hợp và cập nhật với nhu cầu và thay đổi trong tổ chức.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu quyết định điều chuyển nhân sự” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp về thừa kế tài sản, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều chuyển giúp nâng cao hiệu quả công việc trong hai bộ phận đi và đến của nhân sự. Bộ phận tiếp nhận nhân sự có thêm nhân sự nâng cao năng suất làm việc của bộ phận. Bộ phận cắt giảm nhân sự cắt giảm được chi phí hoạt động và nâng cao hiệu suất làm việc của từng cá nhân trong đó.
Điều chuyển tạm thời là hình thức điều chuyển không cần sự đồng ý của người bị điều chuyển nhưng không được cộng dồn quá 60 ngày trong 1 năm dương lịch.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 29 Bộ luât lao động 2019 quy định về tiền lương của người lao động khi bị điều chuyển lao động: Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu