Chào Luật sư, gia đình tôi có 02 chị em, đầu năm 2023 vừa qua vợ chồng chị ấy vừa bị tai nạn giao thông dẫn đến việc cháu trai của tôi mồ côi cả ba và mẹ. Chính vì thế tôi muốn đăng ký làm người giám hộ cho cháu tôi để tôi có thể thay cho chị hai của tôi nuôi bé đến khi bé tốt nghiệp đại học. Thế nên, Luật sư có thể cho tôi hỏi thủ tục giám hộ cho người chưa thành niên thực hiện như thế nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục giám hộ cho người chưa thành niên thực hiện như thế nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Đối tượng nào thuộc trường hợp cần có người giám hộ?
Để có thể đăng ký giám hộ cho một ai đó thì hiện nay theo quy định của pháp luật bạn có thể đứng với vai trò là một cá nhân độc lập hoặc cũng có thể đúng ở một vai trò là một pháp nhân để có thể thực hiện việc giám hộ cho một ai đó tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay phổ biến nhất chính là hình thức giám hộ cá nhân, vì ai cũng có thể thực hiện được việc giám hộ của mình.
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giám hộ như sau:
“– Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
– Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
– Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.”
Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Một cá nhân muốn làm người giám hộ thì trước hết họ phải là một người có năng lực hành vi dân sự đầu đủ, có tư cách đạo đức tốt được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận, là người không có bát kỳ tiền án, tiền sự gì về các tội như cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu thoả các yếu tố trên thì bạn có thể tiến hành đăng ký giám hộ cho một ai đó.
Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện của cá nhân làm người giám hộ như sau:
“Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”
Thủ tục giám hộ cho người chưa thành niên thực hiện như thế nào?
Để có thể thực hiện được thủ tục giám hộ cho người chưa thành niên hiện nay thì người dự định giám hộ cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chính về việc xin giám hộ cho một ai đó, sau đó tiến hành nộp bộ hồ sơ trên cho phía Uỷ ban nhân dân cấp xã tại địa phương để được xác minh và làm thủ tục giám hộ cho người chưa thành niên tại Việt Nam.
Thành phần hồ sơ:
* Giấy tờ phải xuất trình:
– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ.
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ (trong giai đoạn chuyển tiếp).
* Giấy tờ phải nộp
– Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu.
– Văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ cử.
– Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký giám hộ. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trình tự thực hiện
– Người có yêu cầu đăng ký giám hộ nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
– Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Trích lục đăng ký giám hộ và Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.
Cách thức thực hiện:
– Người có yêu cầu đăng ký giám hộ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký giám hộ;
– Người thực hiện việc đăng ký giám hộ có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, pháp nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ.
Cơ quan phối hợp: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Trích lục đăng ký giám hộ (bản chính).
Lệ phí: Miễn lệ phí.
Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
Để đảm bảo cho việc người giám hộ người chưa thành niên tại Việt Nam thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ chăm sóc, lo lắng cho người giam hộ và thực hiện thay người giám hộ tất cả các quyền được giao phó, pháp luật Việt Nam đã có những quy định mạnh mẽ về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ tại Việt Nam để những người giám hộ biết được bản thân họ cần phải thực hiện những điều gì là tốt nhât dành cho người giám hộ.
Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người giám hộ như sau:
“– Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
+ Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
+ Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
+ Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
– Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi như sau:
“– Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Quản lý tài sản của người được giám hộ.
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.”
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục giám hộ cho người chưa thành niên thực hiện như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên như sau:
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
– Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
– Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
– Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
– Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Quản lý tài sản của người được giám hộ.
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
– Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
– Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.