Chào Luật sư, sau một khoản thời gian ra soát lại các loại vũ khi quân dụng tại cơ quan an ninh sân bay, doanh nghiệp chúng tôi thấy rằng cần phải bổ sung để thay thế các loại vũ khí quân dụng đang có dấu hiệu hư hỏng nặng. Chính vì thế, doanh nghiệp tôi rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp cho chúng tôi thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng năm 2023. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng năm 2023. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng
Các đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng tại Việt Nam mà chúng ta thương hay thấy đến đó chính là quân đội, công an, cảnh sát biển, các khu vực có vị trí bảo vệ cơ yếu, viện kiểm sát, toà án. Tuy nhiên hiện nay còn có các cơ quan khác có thể được phép sử dụng vụ khí nữa có thể nhắc tên đến như cơ quan an ninh sân bay, hải quan, cửa khẩu biên giới, kiểm lâm và kiểm ngư.
Theo quy định tại Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 sửa đổi bổ sung 2019 quy định về đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng như sau:
“1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
g) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
h) An ninh hàng không;
i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.”
Vũ khí quân dụng bao gồm những loại nào?
Vũ khí quân dụng bao gồm những loại nào? Hiện any vũ khí quân dụng tại Việt Nam hết sức đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Trong số các loại khí quân dụng thì phổ biến nhất có thể kể tên đến đó chính là các loại súng, sau các loại súng đó chính là các loại mấy bay chiến đấu, tên lữa đạn đạo, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, pháo phòng không, bom, mìn, ngư lôi. Đây điều là các loại vũ khí có tính sát thương khá cao.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 sửa đổi bổ sung 2019 quy định về vũ khí quân dụng như sau:
“2. Vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;
b) Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.”
Nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng tại Việt Nam
Việc sử dụng vũ khí quân dụng tại Việt Nam điều đòi hỏi phải có các nguyên tác tuân thủ nhất định. Nguyên nhân vì đây là loại vũ khí có tính sát thương và đoạt lấy tính mạng của người khác một cách nhanh chóng, chính vì thế khi sử dụng vũ khí quan dụng phải tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo không làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, không sử dụng vũ khí lên người của phụ nữ, người già và trẻ em.
Theo quy định tại Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 sửa đổi bổ sung 2019 quy định về nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng tại Việt Nam như sau:
“1. Khi thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, việc sử dụng vũ khí quân dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân theo nguyên tắc sau đây:
a) Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng;
b) Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay;
c) Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
d) Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 23 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Người ra mệnh lệnh phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 23 của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Người được giao sử dụng vũ khí quân dụng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí quân dụng đã tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp sử dụng vũ khí quân dụng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí quân dụng để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng năm 2023
Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng năm 2023 hiện nay sẽ gồm 03 bước. Bước một là một bước vô cùng quan trọng đó chính là nộp hồ sơ sinh được cấp và quản lý sử dụng loại vũ khí đó cho cá nhân hoặc tổ chức của mình. Bước hai là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu có. Bước ba là theo lịch hẹn được thong báo và tiến hành nhận chứng chỉ cấp phép sử dụng vũ khí quân dụng.
Theo Quyết định 3191/QĐ-BCA quy định về thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng năm 2023 như sau:
Bước 1: Sau khi kết thúc huấn luyện kiểm tra, sát hạch theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 79/2018/NĐ-CP thì cán bộ xử lý hồ sơ tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp đổi chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trung ương nộp tại cơ quan Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận hồ sơ, giao giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến cho người được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giao nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ và trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến nêu rõ lý do không tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp, cấp đổi chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đến nhận chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ hoặc nhận qua dịch vụ bưu chính.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
Lệ phí (nếu có): Không.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng bao gồm:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng hiện any bao gồm một thông báo về việc kiểm tra, sát hoạch đối với người tham gia loại vũ khí quân dụng được đề nghị cấp giấy phép sử dụng. Dựa vào thông báo kiểm tra này, phía cơ quan có thẩm quyền sẽ có các căn cứ xác nhận được người đề nghị hoặc tổ chức đề nghị có đủ tư cách và trình độ để sử dụng và quản lý loại vũ khí quân dụng này hay không.
Theo Quyết định 3191/QĐ-BCA quy định về thành phần hồ sơ cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng năm 2023 như sau:
“– Thành phần hồ sơ: Thông báo kết quả kiểm tra, sát hạch đối với các cá nhân tham gia huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.“
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về hành vi bắt cóc trẻ em để tống tiền. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an;
+ Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
+ Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Chỉ cấp, cấp đổi chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho cá nhân được tham gia huấn luyện và có kết quả kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Theo quy định, thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.