Thủ tục xuất khẩu gạo 2023 như thế nào?

bởi Ngọc Gấm
Thủ tục xuất khẩu gạo 2023 như thế nào?

Chào Luật sư, công ty tôi là một công ty gạo sạch mới được thành lập vào năm 2022. Sau một khoảng thời gian cung cấp gạo sách trong nước uy tín, mục tiêu sắp tới của chúng tôi là hướng đến việc xuất khẩu goạ sang các nước hồi giáo. Chính vì thế công ty chúng tôi muốn làm các thủ tục xuát khẩu gạo để tham gia đấu thầu gạo quốc tế. Thế nên, Luật sư có thể chỉ cho tôi thủ tục xuất khẩu gạo năm 2023 như thế nào được không ạ?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục xuất khẩu gạo 2023 như thế nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Quy định về xuất khẩu gạo

Để có thể xuất khẩu gạo tại Việt Nam thì các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng gạo tại Việt Nam phải có cho mình giấy chứng nhận kinh doanh mặt hàng gạo và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh về gạo xuất khẩu. Nếu có được cả hai điều kiện trên, thì một doanh nghiệp tại Việt Nam hoàn toàn có tư cách kinh doanh xuất khẩu gạo đi các nước trên thế giới mà không bị vướng bất kỳ thủ tục pháp lý nào tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

1. Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận và thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này; các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và cam kết của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Để có thể xuấ khẩu một mặt hàng gạo nào đó từ Việt Nam ra thế giới thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải đáp ứng được các điều kiện kinh doanh xuất khẩu goạ mà Việt Nam hiện đang quy định. Các điều kiện đó có thể là có ít nhất một nhà máy chế biến gạo , có ít nhất một kho chưa thóc gạo chuyên dụng đáp ứng các tiêu chuẩn, kỹ thuật quốc gia. Trong trường hợp nhà máy và khó chứa thóc gạo của công ty đăng ký là thuê lại thì hợp đồng thuê phải tối thiểu là 05 năm.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

“1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.

3. Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định này.”

Thủ tục xuất khẩu gạo 2023 như thế nào?
Thủ tục xuất khẩu gạo 2023 như thế nào?

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hiện nay bao gồm rất nhiều loại giấy tờ pháp lý, tuy nhiên tựu trong lại các loại giấy tờ không thể thiếu trong một bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo bao gồm một mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, các giấy tờ chứng minh kho chưa thóc gạo, nhà máy chế biến gạo đạt chuẩn quốc gia hoặc quốc tế (nếu có).

Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

“2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

c) Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

3. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

Thủ tục xuất khẩu gạo 2023 như thế nào?

Thủ tục làm đơn xin cấp giấy kinh doanh xuất khẩu gạo thường trải qua ba bước. Bước một người có quyền sẽ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc online lên Bộ Công thương của Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội. Bước 2, sau khi nhận hồ sơ Bộ Công thương sẽ xem xét hồ sơ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh. Bước ba, nếu đạt điều kiện Bộ Công thương sẽ câos giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo có điều kiện sử dụng trong 05 năm.

Theo quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

“3. Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.

4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.”

Mã HS và biểu thuế của mặt hàng gạo

Mã HS và biểu thuế của mặt hàng gạo được ban hành tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Thông tư số 08/2023/TT-BCT ngày 31 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Chính vì thế nếu bạn muốn tìm hiểu sau về mã HS và biểu thuế của mặt hàng gạo này thì bạn có thể tham khảo quy định trên. Tuy nhiên để giúp bạn có thể tiếp kiệm được thời gian, LSX xin được phép trích dẫn mã HS và biểu thuế của mặt hàng gạo cho bạn tại phần mô tả phía dưới bài viết.

Mã hàngMô tả hàng hóa
10.06Lúa gạo.
1006.10– Thóc:
1006.10.10– – Phù hợp để gieo trồng
1006.10.90– – Loại khác
1006.20– Gạo lứt:
1006.20.10– – Gạo Hom Mali
1006.20.90– – Loại khác
1006.30– Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed):
1006.30.30– – Gạo nếp
1006.30.40– – Gạo Hom Mali
1006.30.50– – Gạo Basmati
1006.30.60– – Gạo Malys
1006.30.70– – Gạo thơm khác
– – Loại khác:
1006.30.91– – – Gạo đồ
1006.30.99– – – Loại khác
1006.40– Tấm:
1006.40.10– – Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi
1006.40.90– – Loại khác

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục xuất khẩu gạo 2023 như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Mẫu giấy ủy quyền khiếu nại về đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như thế nào?

– Thương nhân tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều 6 và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
– Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.
– Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm quy định tại khoản 2 Điều này và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân.

Việc điều hành xuất khẩu gạo phải đảm bảo các mục tiêu gì?

Việc điều hành xuất khẩu gạo phải đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc sau:
1. Góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và bảo đảm lợi ích người trồng lúa theo chính sách hiện hành.
2. Bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước.
3. Thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.

Quy định về mua thóc và gạo xuất khẩu ra sao?

– Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các điểm mua thóc, gạo và công bố các điểm mua, niêm yết giá mua theo chất lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa và mùa vụ thu hoạch để người nông dân biết và trực tiếp giao dịch.
– Trường hợp mua thóc, gạo hàng hóa qua thương nhân khác hoặc từ các cơ sở chế biến, thương nhân và các cơ sở chế biến phải liên kết, tổ chức thành hệ thống ổn định để thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm