Bảo hiểm xã hội là chế độ bảo hiểm không thể thiếu đối với người lao động Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, khi không còn nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội, nhiều người lao động đủ điều kiện đã lựa chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần. Vậy có nên nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần để giải quyết nhu cầu tài chính trước mắt; hay đóng tiếp và đợi đủ tuổi để nhận lương hưu là thắc mắc chung của rất nhiều người. Do đó, hãy cùng Bộ phận hỏi đáp luật lao động của Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
- Nghị quyết số 93/2015/QH13.
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm xã hội là gì? Thế nào là bảo hiểm xã hội một lần?
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước. Bảo hiểm xã hội đảm bảo thay thế; hoặc chia sẻ rủi ro từ các nguồn quỹ; nhằm bảo vệ người lao động khi họ mất khả năng làm việc. Người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng quyền lợi khi bị mất; hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Bảo hiểm xã hội được hình thành dựa trên sự đóng góp của người lao động. Ba yếu tố quan trọng trong bảo hiểm xã hội:
- Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội.
- Điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội.
- Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội một lần là chế độ an sinh do nhà nước đề ra; để hỗ trợ cho những người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc; và người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi có yêu cầu; và đủ điều kiện sẽ được nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần.
Điều kiện để được nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần
Theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định 6 điều kiện được nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần như sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
- Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn).
- Ra nước ngoài để định cư.
- Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS; và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
- Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
- Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc; hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng (Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13).
Nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần có nên hay không?
Người lao động bị thiệt vì những lý do sau:
Thứ nhất: Không được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi đã nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần sẽ không được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội; mà tính thành thời gian đóng bảo hiểm xã hội mới trong lần tiếp theo.
Tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, nếu lao động nghỉ việc chưa nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; và cộng nối với thời gian đóng tiếp đó. Nhưng trong trường hợp người lao động đã nhận thì có thể mất đi cơ hội hưởng lương hưu; vì không đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ hai: Không được hưởng trợ cấp mai táng và tử tuất khi chết
Người đang tham gia bảo hiểm xã hội nếu không đủ điều kiện đóng tiếp có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; sau đó tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối thời gian đã đóng. Trong thời gian bảo lưu, nếu chẳng may bị chết thì gia đình, người thân được hưởng trợ cấp mai táng; và trợ cấp tuất. Tuy nhiên, nếu đã nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ không được hưởng khoản trợ cấp nêu trên nữa. Từ đó, có thể thấy việc nhận bảo hiểm xã hội một lần ảnh hưởng không nhỏ đến khoản trợ cấp tử tuất; mai táng của người lao động.
Thứ ba: Phải tự chi trả chi phí khám, chữa bệnh khi về già
Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: Người lao động ở độ tuổi nghỉ hưu, khi về già thường khó tránh khỏi các vấn đề về sức khỏe; các bệnh liên quan đến tuổi già. Do đó, pháp luật đã quy định những người hưởng lương hưu; trợ cấp mất sức lao động hàng tháng… được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế. Vì vậy, trường hợp người lao động đã nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần; có thể không đủ điều kiện hưởng lương hưu; phải tự tham gia bảo hiểm y tế.
Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật lao động: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Bị nhiễm Covid-19, người lao động có được nhận BHXH 1 lần?” answer-0=”Người lao động nếu nhiễm Covid-19 mà dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại; mặc quần áo; vệ sinh cá nhân; và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày; mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn thì được hưởng chế độ BHXH 1 lần.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Điều kiện hưởng chế độ ốm đau là gì?” answer-0=”Theo Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015, người lao động được hưởng chế độ ốm đau nếu thuộc một trong các trường hợp sau: – Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. – Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. – Người lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp vừa nêu trên. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động không đóng; chậm đóng; trốn đóng bảo hiểm y tế bị xử phạt như thế nào?” answer-0=”Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động không đóng; chậm đóng; trốn đóng bảo hiểm y tế bị xử phạt như sau: – Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 NLĐ; – Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 NLĐ; – Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 NLĐ; – Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 NLĐ; – Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 NLĐ; – Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 NLĐ trở lên. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]