Hiện nay việc xách tay hàng hóa về Việt Nam trở nên rất phổ biến. Bởi nhu cầu mua hàng hóa chính hãng hoặc nhu cầu mua có một số hàng hóa không có tại Việt Nam ngày càng nhiều. Khi xách tay hàng hóa về Việt Nam thì sẽ có những mặt hàng cần phải nộp thuế theo quy định. Vậy cách tính thuế hàng xách tay từ nước ngoài về Việt Nam như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Hàng xách tay là gì?
Hàng xách tay có thể hiểu là mặt hàng được mua trực tiếp tại của hàng chính hãng tại nước ngoài và vận chuyển về bằng đường hàng không. Những người chịu trách nghiệm mua, vận chuyển có thể là du học sinh, tiếp viên hàng không hoặc người du lịch.
Dựa vào các quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP Hàng xách tay phải đảm bảo các điều kiện như sau:
- Có hóa đơn chứng từ kèm theo rõ ràng;
- Không nằm trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa có giấy phép nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu theo giấy phép);
- Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đúng quy định;
- Hàng hóa có dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định pháp luật…
Như vậy hàng hóa xách tay cần phải thuộc những trường hợp trên thì mới được coi là hợp pháp ạ.
Theo quy định, hàng xách tay có cần phải nộp thuế không?
Tình trạng buôn bán hàng giả tràn lan là vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để. Vì vậy, nếu người tiêu dùng muốn có hàng chính hãng, chất lượng cao thì việc mua hàng xách tay cũng là một cách mua hợp lý.
Theo Khoản 1 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 quy định trường hợp miễn thuế, như sau:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.”
Bên cạnh đó, căn cứ Điểm c, d Khoản 1 Điều 6 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu với giá trị hải quan dưới 10.000.000 đồng.
Như vậy, các vật phẩm xách tay không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện hoặc nằm trong danh mục hàng miễn thuế quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP mà hàng xách tay mà tổng giá trị hải quan không quá 10.000.000 đồng thì được miễn thuế nhập khẩu. Nếu vượt mức 10.000.000 đồng thì phải nộp thuế nhập khẩu (đối với phần vượt mức).
Những mặt hàng nào phải đóng thuế khi về Việt Nam?
Khi nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam thì cần phải nộp một số loại thuế nhất định. Căn cứ Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định về đối tượng phải đóng thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam gồm:
- Hàng hóa xuất – nhập khẩu qua cửa khẩu và biên giới của Việt Nam.
- Các loại hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và ngược lại.
- Hàng hóa xuất – nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất – nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và quyền phân phối.
Cách tính thuế hàng xách tay như thế nào năm 2023?
Khi xách tay hàng hóa về Việt Nam tùy từng trường hợp sẽ bị đánh mức thuế khác nhau và nộp những loại thuế khác nhau. Trong bài viết dưới đây LSX sẽ trình bày 3 loại thuế hay bị đánh khi nhập khẩu hàng hóa về nước và cách tính thuế của từng loại thuế nhé.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế chỉ áp dụng với một số mặt hàng mà nhà nước hạn chế tiêu thụ như thuốc lá, bia rượu, xe ô tô…và một số mặt hàng như quần áo, trang sức, phụ kiện, điện tử, nước hoa sẽ không phải chịu thuế này. Đa phần các mặt hàng người dân có nhu cầu mua không chịu loại thuế này.
Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu x Thuế suất
Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là loại thuế phức tạp nhất khi nhập hàng, mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Thuế này có một bảng thuế nhập khẩu khá dài, mỗi mặt hàng có một mức thuế khác nhau. Thuế nhập khẩu cũng phân biệt nguồn gốc hàng, nhập hàng tại Mỹ sẽ có thuế khác với nhập hàng tại Đức, tại Canada, tại Nhật Bản…
Hàng Mỹ sẽ được tính theo biểu thuế nhập khẩu WTO mà Việt Nam gia nhập, còn hàng từ Trung Quốc hay Nhật Bản sẽ tính theo biểu thuế của hiệp định ASEAN – Trung Quốc hoặc ASEA – Nhật Bản có mức ưu đãi hơn so với biểu thuế WTO.
Thuế nhập khẩu = (Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu x Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế nhập khẩu.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với tất cả các mặt hàng, có các tỷ suất thuế là 0%, 5%, 10%. Tương tự như các mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam, những mặt hàng như quần áo, giày dép, phụ kiện công nghệ, đồng hồ, nước hoa, mỹ phẩm… đều phải chịu thuế 10% khi nhập hàng.
Thuế GTGT = (Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất GTGT
Hồ sơ miễn thuế khi mua hàng xách tay về Việt Nam
Khi muốn được miễn thuế khi mua hàng xách tay thì cần chuẩn bị hồ sơ miễn thuế theo quy định của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa. Mà hồ sơ xin miễn thuế sẽ bao gồm:
Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo quy định tại Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp, người nộp thuế nộp thêm một trong các chứng từ sau:
- Hợp đồng ủy thác trong trường hợp ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
- Hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu trong trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hàng hóa.
- Hợp đồng cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa cho hoạt động dầu khí
- Hợp đồng cho thuê tài chính trong trường hợp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa cung cấp cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế, trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu.
- Chứng từ chuyển nhượng hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác, trong đó ghi rõ giá chuyển nhượng hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu.
- Văn bản xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải quy định tại Điều 14 Nghị định134/2016/NĐ-CP.
- Danh mục miễn thuế đã được cơ quan hải quan tiếp nhận đối với trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế dự kiến nhập khẩu bằng giấy kèm Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cơ quan hải quan tiếp nhận. Trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, người nộp thuế không phải nộp Danh mục miễn thuế, cơ quan hải quan sử dụng Danh mục miễn thuế trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để thực hiện miễn thuế theo quy định.
Lệ phí hải quan đối với hàng xách tay hiện nay là bao nhiêu?
Biểu mức thu phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh (Kèm theo Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Số TT | Nội dung thu | Mức thu |
1 | Phí hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh | 20.000 đồng/tờ khai |
2 | Phí hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ | 200.000 đồng/01 đơn |
3 | Phí hải quan cấp sổ ATA | 1.000.000 đồng/sổ |
4 | Phí hải quan cấp lại sổ ATA | 500.000 đồng/sổ |
3 | Lệ phí đối với hàng hoá quá cảnh | 200.000 đồng/tờ khai |
4 | Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường bộ (gồm: ô tô, đầu kéo, máy kéo) | 200.000 đồng/phương tiện |
5 | Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường thủy (gồm: tàu, ca nô, đầu kéo, xà lan) | 500.000 đồng/phương tiện |
Thông tin liên hệ
Vấn đề Cách tính thuế hàng xách tay từ nước ngoài về Việt Nam” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mức lương thử việc tối thiểu 2023. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chi phí không hợp lý có được khấu trừ thuế GTGT không?
- Quy định về mức lương và thời gian thử việc trong Bộ luật lao động 2012
- Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương không?
Câu hỏi thường gặp
Người nhập cảnh không phải khai hải quan nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.
Về mức miễn thuế theo Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh như sau :
Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.
Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;
Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;
Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 đồng Việt Nam;
Như vậy, nếu không thuộc trường hợp vượt định mức hành lý miễn thuế thì phải khai hải quan nếu không sẽ bị xem là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Bán hàng xách tay là một trong những hình thức kinh doanh khá phổ biến hiện nay và có nhiều lợi nhuận cao. Theo quy định của pháp luật, bán hàng xách tay được coi là hợp pháp nếu như đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
– Hàng hóa được thông quan theo đúng thủ tục đối với hành lý của người xuất, nhập cảnh.
– Đảm báo hàng hóa có hóa đơn chứng từ rõ ràng.
– Không thuộc diện những mặt hàng cấm nhập khẩu hay tạm ngưng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
– Đối với những mặt hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải có giấy phép thì cần có giấy phép.
– Hàng hóa được nhập khẩu qua cửa khẩu đúng quy định của pháp luật.
– Theo quy định về thuế, hàng hóa nào buộc phải đóng thuế thì đáp ứng dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ. Cụ thể, đối với những mặt hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam cần phải đóng thuế nhập khẩu; thuế giá trị gia tăng; lệ phí hải quan;…