Quy định về mức lương và thời gian thử việc trong Bộ luật lao động 2012

bởi Hoàng Hà

Đi làm, ngoài vì đam mê, chúng ta cũng vì để đảm bảo cuộc sống sau này bằng các phúc lợi như lương hỗ trợ thất nghiệp, lương hỗ trợ thai sản, … và trên hết, là vì tiền lương để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, thời gian thử việc khi vừa đi làm lại là một khoảng thời gian khá “nhạy cảm” khi mức lương trong thời gian này lại thấp hơn mức lương chính, việc đóng bảo hiểm xã hội cũng chưa chắc được thực hiện. Vậy, Luật quy định mức lương trong thời gian thử việc là bao nhiêu và phải thử việc tối đa trong bao lâu, Luật sư X xin trân trọng đưa thông tin này đến các bạn.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Thử việc là gì?

Pháp luật hiện nay chưa quy định rõ thế nào là “thử việc”, tuy nhiên có quy định về quyền được giao kết về hợp đồng thử viêc giữa người lao động và người sử dụng lao động tại khoản 1 điều 26 Bộ Luật Lao động 2012 như sau:

Điều 26. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
….

Ta có thể hiểu đơn giản, thử việc là việc làm thử một công việc để người lao động và người sử dụng lao động xác định xem đối phương có thực sự phù hợp với công việc này không trước khi ký kết Hợp đồng lao động chính thức: người thử việc thì cần thời gian thử việc để xác định được môi trường làm việc, đồng nghiệp, cấp trên, công việc cần làm có thực sự phù hợp với mình không; còn người tuyển dụng sẽ thông qua thời gian thử việc để đánh giá người lao động có đủ khả năng làm việc và tạo ra lợi nhuận không, có gắn bó lâu dài được không, có phù hợp với văn hóa công ty không, … Bởi lẽ, khi đã ký kết Hợp đồng lao động chính thức rồi, việc chấm dứt Hợp đồng này sẽ khó khăn và cần nhiều thủ tục hơn rất nhiều so với Hợp đồng thử việc.

2.  Pháp luật quy định thời gian thử việc là bao lâu?

Đương nhiên, người xin việc và công ty đều có quyền thỏa thuận để ký kết được hợp đồng thử việc có lợi nhất cho cả hai bên, bao gồm cả việc thương lượng về thời gian thử việc là bao lâu. Với tất cả mọi ngành nghề, pháp luật không quy định mức thời gian thử việc tối thiểu là bao lâu, nhưng tùy vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà Luật Lao động 2012 có quy định về thời gian thử việc như sau:

  • Chỉ được thử việc duy nhất 1 lần 
  • Đối với công việc phức tạp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: thời gian thử việc tối đa là 60 ngày 
  • Đối với công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ  thời gian thử việc tối đa là 30 ngày
  • Đối với các công việc khác hay không cần trình độ như trên: thời gian thử việc tối đa là 6 ngày

Các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật Lao động cũng có quy định chi tiết về việc thông báo kết quả thử việc, cụ thể: Với các công việc có thời gian thử việc tối đa là 30 ngày và 60 ngày thì công ty tuyển dụng phải thông báo kết quả thử việc trong vòng 3 ngày trước khi hết thời hạn thử việc. Còn với công việc có thời gian thử việc tối đa là 6 ngày thì ngay sau khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động cần thông báo kết quả thử việc cho người thử việc biết.
Các thông tin này cũng được ghi nhận tại Điều 7 Nghị định 5/2015/NĐ-CP:

Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử

1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động

3. Nhà tuyển dụng có được phép “ép” người xin việc thử việc không lương không?

Lương luôn là vấn đề nhạy cảm nhưng lại thường là lý do chính, động lực chính để mọi người đi làm hiệu quả, có năng suất. Do vậy nên Luật Lao động đương nhiên phải quy định về mức lương trong thời gian thử việc này. Tùy tính chất công việc, chức danh, vùng miền mà luật không quy định rõ một mức tiền tối thiểu là lương thử việc mà quy định dựa theo số phần trăm của mức mưc chính thức sau thời gian thử việc: cụ thể là lương thử việc tối thiểu phải bằng 85% lương chính thức. Và điều này cũng được ghi lại tại Điều 28 Luật Lao động 2012:

Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Như vậy, theo đúng quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động phải đáp ứng các yêu cầu về thời gian thử việc, mức lương thử việc. Nếu không, người lao động hoàn toàn có thể sử dụng hợp đồng thử việc hoặc các bằng chứng khác để có thể nhờ cơ quan chức năng hoặc tòa án để đòi lại quyền lợi chính đáng của bản thân.

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm