Phẫu thuật tim là cuộc phẫu thuật tốn rất nhiều chi phí khám chữa bệnh. Do đó, đối với những đối tượng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn là điều rất khó có thể chuẩn bị được một số tiền lớn. Vì vậy mà nhiều người đã được các cá nhân, đơn vị, tổ chức hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim. Do đó, nếu cảm thấy mình không thể chuẩn bị được số tiền phẫu thuật tim có thể gửi đơn xin hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim đến các cá nhân, tổ chức có chương trình hỗ trợ các bệnh nhân. Bạn có thể tải xuống mẫu đơn xin hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim file word tại bài viết dưới đây của LSX.
Yêu cầu và điều kiện để được hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim
Hiện nay có nhiều trẻ em bị bệnh về tim và cần được phẫu thuật tim để có thể sống sót hoặc phát triển. Đối với một số trường hợp thì trẻ em sẽ được hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim từ các cá nhân, tổ chức, nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước chỉ hỗ trợ chi phí phẩu thuật tim đối với các trường hợp đáp ứng yêu cầu và điều kiện để được hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được yêu cầu và điều kiện này nhé.
Căn cứ Điều 1 Quyết định 55a/2013/QĐ-TTg quy định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh:
“Điều 1. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh
Trẻ em có Thẻ bảo hiểm y tế: Thuộc hộ gia đình nghèo; thuộc hộ gia đình cận nghèo; thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, đối tượng được hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh là những trẻ em có thẻ BHYT, cụ thể như sau:
– Trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo
– Trẻ em thuộc hộ gia đình cận nghèo
– Trẻ em thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
Các chế độ hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim
Có thể thấy nhà nước có các chế độ hỗ trợ phẫu thuật tim đối với các trường hợp trẻ em bị tim bẩm sinh đáp ứng được yêu cầu và điều kiện để được hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim. Do đó, gia đình có trẻ em bị tim bẩm sinh cần nắm được các chế độ hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim của nhà nước để có thể hưởng quyền lợi của mình. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được các chế độ hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim nhé.
Căn cứ Điều 2 Quyết định 55a/2013/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh trong mỗi đợt khám, phẫu thuật tim:
“Điều 2. Chính sách hỗ trợ trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh trong mỗi đợt khám, phẫu thuật tim
1. Hỗ trợ chi phí khám bệnh có liên quan đến phẫu thuật tim, chi phí phẫu thuật tim.
a) Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, phẫu thuật tim theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
b) Ngân sách địa phương thanh toán phần chi phí mà Quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán.
2. Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.
a) Ngân sách địa phương hỗ trợ tiền ăn với mức 50.000 đồng/trẻ em/ngày, trong thời gian không quá 15 ngày.
b) Ngân sách địa phương hỗ trợ tiền đi lại theo giá phương tiện công cộng thông thường.”
Như vậy, chính sách hỗ trợ trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh gồm:
– Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, phẫu thuật tim theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
– Ngân sách địa phương thanh toán phần chi phí mà Quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán.
Thành phần hồ sơ cần có khi xin hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim
Để có thể xin hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim từ các cá nhân, tổ chức, nhà nước thì gia đình có người phải phẫu thuật tim cần chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết để bày tỏ mong muốn cũng như căn cứ chứng minh về việc không đủ chi phí thực hiện phẫu thuật tim. Vậy, thành phần hồ sơ cần có khi xin hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.
Dành cho bệnh nhân bị bệnh tim dưới 06 tuổi
– Đơn xin trợ giúp có xác nhận của chính quyền địa phương (theo mẫu).
– Bản photo giấy siêu âm tim của bệnh viện.
– Bản photo giấy báo chi phí phẫu thuật tim của bệnh viện.
– Bản photo hồ sơ hộ nghèo và thẻ BHYT (nếu có).
– Bản photo hồ sơ bệnh án
– 02 tấm hình, trong đó 01 tấm bệnh nhân chụp một mình và 01 tấm bệnh nhân chụp chung với cả gia đình đứng trước căn nhà đang ở.
– Bản sao giấy khai sinh.
– Bản vẽ sơ đồ chỉ đường về nhà (trên giấy A4)
Dành cho bệnh nhân bị bệnh tim từ 07 tuổi đến 20 tuổi
Mỗi bệnh nhân làm đầy đủ 03 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ sau, trong hồ sơ cần nêu rõ địa chỉ, số điện thoại để thuận tiện liên hệ:
– Đơn xin trợ giúp chi phí mổ tim theo mẫu có dán ảnh 4×6 (Theo mẫu).
– Bản sao giấy khai sinh của bệnh nhân.
– Bản sao sổ hộ khẩu.
– Bản sao sổ hộ nghèo, thẻ BHYT (nếu có).
– Giấy siêu âm tim và phiếu khám bệnh của bệnh viện
– Giấy báo chi phí phẫu thuật của bệnh viện
– 02 tấm hình 10×15 ( trong đó 01 tấm bệnh nhân chụp riêng một mình và 01 tấm chụp bệnh nhân với cả gia đình đứng trước căn nhà đang ở).
– Sơ đồ vẽ đường đi đến nhà bệnh nhân.
Dành cho bệnh nhân bị bệnh tim từ 21 đến 40 tuổi
Những bệnh nhân bị bệnh tim thuộc diện hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn làm 03 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
– Đơn xin trợ giúp chi phí mổ tim (theo mẫu) có dán ảnh 3×4 và xác nhận của chính quyền địa phương.
– Phiếu khám bệnh của các bệnh có chuyên khoa tim mạch.
– Giấy báo chi phí ca mổ.
– Bản sao giấy khai sinh hoặc bản phôtô CMND/CCCD.
– Bản phôtô thẻ BHYT (nếu có).
– Giấy chứng nhận hộ nghèo (nếu có).
– Bản phôtô sổ hộ khẩu.
– 02 tấm hình 10×15 (trong đó 01 tấm bệnh nhân đứng một mình và 01 tấm bệnh nhân chụp chung cả gia đình và đứng trước căn nhà đang ở).
Mẫu đơn xin hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim chuẩn xác
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tải mẫu đơn xin hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim file word mới 2023″ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tiền hỗ trợ có chịu thuế không?
- Bệnh nhân ung thư có được hưởng trợ cấp xã hội không?
- Mẫu đơn xin miễn giảm viện phí chi tiết năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định hiện hành thì trẻ em bị mắc bệnh tim bẩm sinh chưa được xác định là khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
– Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
+ Người khuyết tật nặng.
– Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
+ Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
+ Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
– Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
– Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.
Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 quy định trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:
“Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
…
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
…
4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.“
Như vậy, đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
– Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
– Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
– Người khuyết tật theo quy định đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.