Chào Luật sư, vừa qua tôi có nghe tin Việt Nam bị đưa vào danh sách tăng cường tức danh sách xám của tổ chức FATF. Đều này đã làm dậy sống cộng đồng quốc tế và trong nước. Theo như thông tin tôi được biết nhà nước đang tăng cường để Việt Nam ra khỏi danh sách xam này. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi FATF là gì ( Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế )? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc FATF là gì ( Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế )? . LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
FATF là gì ( Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế )?
FATF là tên viết tắt của cụm từ Financial Action Task Force on Money Laundering có nghĩa tiếng Việt là Lực lượng đặc nhiệm tài chính. Tổ chức này là một tổ chức được thành lập từ năm 1989 tại Thủ đô Pari của nước Pháp tại Hội nghị thượng đỉnh G7. Tổ chức này là một tổ chức liên chính phủ được thành lập nhằm mục đích tạo nên sự minh bạch tài chính trên thế giới, đẩy lùi sự tham nhũng, nhũng nhiễu trong nền kinh tế.
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về lực lượng đặc nhiệm tài chính này như sau:
“11. Lực lượng đặc nhiệm tài chính là tổ chức liên chính phủ, ban hành các chuẩn mực, thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả các biện pháp pháp lý, quản lý và hành động nhằm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và những hiểm họa có liên quan khác đe dọa sự toàn vẹn của hệ thống tài chính toàn cầu.”
Thành viên của FATF bao gồm bao nhiêu nước?
Hiện nay tại Việt Nam chưa có các con số cụ thể về số nước tham gia FATF, tuy nhiên hiện nay theo như trang chính thức của tổ chức phi liên chính phủ này công bố thì hiện nay đã có hơn 200 quốc gia và khu vực lãnh thổ cam kết thực hiện các chính sách về minh bạch tài chính của tổ chức này đưa ra nhằm ngăn chặn tội phạm có tổ chức, tham nhũng và khủng bố. Tổ chức FATF hiện là tổ chức được xem là uy tín nhất trên thế giới về tổ chức đi đầu trong lĩnh vực thúc đẩy sự minh bạch trong tài chính, chống tham nhũng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng chống rửa tiền Việt Nam
Với vai trò là một nước công nhận và chấp hành các hiến chương của tổ chức đặc nhiệm tài chính FAFT, Việt Nam và đặc biệt dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống rửa tiền Việt Nam, Việt Nam cam kết chủ trương phòng chống việc hối lộ, nhũng nhiễu là ưu tiên hàng đầu. Đẩy mạnh việc nghiêm cấm, không bao che mọi hoạt động liên quan đến việc rửa tiền tại Việt Nam. Quyết tâm đẩy mạnh việc truy bắt tội phạm về tài chính và tội phạm rửa tiền.
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 581/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo như sau:
“1. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế, giải pháp về phòng, chống rửa tiền.
2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá công tác phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong Nhóm châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) và kế hoạch tiến tới thực hiện đầy đủ 40 Khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).
4. Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động phòng, chống rửa tiền, kết quả thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia theo từng thời kỳ và theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.”
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Cơ quan nhà nước có thể hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền trên các phương diện nào?
Về phương diện quốc tế, Việt Nam hợp tác mạnh mẽ với các nước trên thời giới về việc phòng chống rửa tiền xuyên biên giới. Đề ra các giải pháp góp ý mới về các cách cải thiện phòng chống rửa tiền trên thế giới. Thường xuyên cử các đại diện đi tập huấn, bổ sung các kiến thức về phòng chống rửa tiền, các cách thức giúp minh bạch tài chính trong nước, đẩy lùi nạn tham nhũng, nhũng nhiễu trong nền kinh tế.
Theo quy định tại Điều 6 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền như sau:
“1. Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, các bên cùng có lợi, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài.
Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền với các nội dung sau đây:
a) Xác định, phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền;
b) Thực hiện tương trợ tư pháp;
c) Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
d) Nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp tài chính và trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống rửa tiền;
đ) Nội dung hợp tác khác về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong quá trình hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, có thể từ chối trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền trong các trường hợp sau đây:
a) Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao có thể gây tổn hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam;
b) Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao không phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài hoặc quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
d) Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không cam kết hoặc không thực hiện bảo mật thông tin được trao đổi, cung cấp, chuyển giao theo chế độ bảo mật tương ứng với quy định về bảo vệ bí mật nhà nước của Việt Nam đối với thông tin mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nước trao đổi, cung cấp, chuyển giao.
4. Quy trình, thủ tục, phương thức hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, các quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Hằng năm hoặc khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm cung cấp nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền với các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “FATF là gì ( Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế )?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
– Nhận tiền gửi;
– Cho vay;
– Cho thuê tài chính;
– Dịch vụ thanh toán;
– Dịch vụ trung gian thanh toán;
– Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền;
– Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính;
– Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;
– Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
– Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
– Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;
– Đổi tiền.
– Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
– Hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
– Biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.
1. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
2. Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
3. Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
4. Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
7. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền