Chào Luật sư hiện nay nếu như xuất hóa đơn sai thời điểm thì có cần điều chỉnh không? Hôm trước tôi có nghỉ phép năm nên bàn giao lại công việc cho đồng nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình tiếp nhận công việc thì bạn đó đã xuất hóa đơn sai thời điểm cho khách, cụ thể là xuất hóa đơn trước ngày cho họ. Tôi không hay nhưng nhờ có chị quản lý kiểm tra rồi báo lại. Bây giờ tôi nên làm gì để khắc phục được vấn đề này? Xuất hóa đơn sai thời điểm nhiều lần có sao không theo quy định? Mong được Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề “Xuất hóa đơn sai thời điểm nhiều lần” chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:
Thế nào là xuất hóa đơn sai thời điểm?
Theo quy định của pháp luật thì việc xuất hóa đơn phải chuẩn các thông tin, không được có sai sót về những thông tin thể hiện trên hóa đơn. Tuy nhiên vì một lí do nào đó mà có trường hợp xuất hóa đơn sai thời điểm, có thể là sớm hơn hoặc muộn hơn thời gian quy định. Vậy như thế nào được xem là xuất hóa đơn sai thời điểm? Hãy tham khảo thông tin bên dưới đây nhé:
Xuất hóa đơn sai thời điểm được hiểu là hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
Stt | Hoạt động | Thời điểm lập hóa đơn |
1 | Bán hàng hóa | Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa |
2 | Cung cấp dịch vụ | – Là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.- Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước/trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng) |
3 | Giao hàng nhiều lần/bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ | Mỗi lần giao hàng/bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng |
4 | Cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như:Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không;Cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không;Hoạt động cung cấp điện (trừ trường hợp bán điện của các công ty phát điện), nước;Dịch vụ truyền hình;Dịch vụ bưu chính chuyển phát (gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ);Dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng);Dịch vụ logistic;Dịch vụ công nghệ thông tin (trừ trường hợp 5, 6) | Là thời điểm hoàn thành đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ/không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước (do các bên tự thỏa thuận) |
5 | Dịch vụ viễn thông (gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ công nghệ thông tin (gồm dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin) phải thực hiện đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ | Là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chậm nhất không quá 02 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối |
6 | Cung cấp dịch vụ viễn thông (gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng) thông qua bán thẻ trả trước, thu cước phí hòa mạng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT/không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế | Cuối mỗi ngày/định kỳ trong tháng, lập chung 01 hóa đơn GTGT ghi nhận tổng doanh thu phát sinh theo từng dịch vụ người mua không lấy hóa đơn/không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế |
7 | Xây dựng, lắp đặt | Là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa |
8 | Tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng: | |
Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng | Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án/tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng: Thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền/theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng | |
Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng | Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu,quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa | |
9 | Mua vé máy bay online | Theo thông lệ quốc tế chậm nhất ≤05 ngày kế tiếp kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử |
10 | Tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu thô | Là thời điểm bên mua và bên bán xác định được giá bán chính thức, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa |
11 | Bán khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than được chuyển bằng đường ống dẫn khí | Là thời điểm bên mua, bên bán xác định khối lượng khí giao hàng tháng nhưng chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày bên bán gửi thông báo lượng khí giao hàng tháng. |
12 | Cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử | Cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng |
13 | Bán điện của các công ty phát điện trên thị trường điện | Căn cứ thời điểm đối soát số liệu thanh toán giữa đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đơn vị phát điện và đơn vị mua điện theo quy định của Bộ Công Thương hoặc hợp đồng mua bán điện đã được Bộ Công Thương hướng dẫn, phê duyệt nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn kê khai, nộp thuế đối với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế |
Xuất hóa đơn sai thời điểm nhiều lần có sao không?
Luật hiện hành không cho phép việc xuất hóa đơn sai thời điểm. Đặc biệt nếu đó là hành vi sai và không được phép thì càng không nên được diễn ra ở nhiều lần. Theo quy định hiện nay thì nếu như xuất hóa đơn sai thời điểm thì hóa đơn đó có hiệu lực hay không? Xuất hóa đơn sai thời điểm nhiều lần có cần hủy hóa đơn không? Xuất hóa đơn sai thời điểm nhiều lần có cần xuất hóa đơn mới không? Quy định về vấn đề này hiện nay là:
Khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định:
8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế.
Việc viết sai thời điểm không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, nên trong trường hợp này cả người bán và người mua không phải làm tờ khai thuế VAT bổ sung.
Người bán xử lý như sau:
Bước 1: Người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót hoặc thông báo về việc hóa đơn có sai sót (nếu sai sót thuộc trách nhiệm của người bán).
Bước 2: Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập.
Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ nội dung “Điều chỉnh chỉ tiêu ngày tháng năm của hóa đơn số … ngày … tháng … năm…từ ngày tháng năm thành ngày tháng năm” như mẫu dưới đây:
Bước 3: Gửi hóa đơn điều chỉnh cho người mua
Bước 4: Người bán và người mua lưu lại biên bản điều chỉnh để phục vụ giải trình về sau.
Hóa đơn xuất sai thời điểm có được khấu trừ không?
Hiện nay kế toán xuất hóa đơn cần tuân thủ theo quy định. Tuy nhiên trong công việc sẽ luôn có sơ suất ở một công việc nhỏ hoặc ở giai đoạn nào đó vì lí do khách quan. Vậy đối với hóa đơn xuất sai thời điểm thì có được khấu trừ không? Điều kiện để khấu trừ hóa đơn hiện nay là gì theo quy định? Những quy định có liên quan đến khấu trừ hóa đơn của hóa đơn xuất sai thời điểm là:
Nếu đáp ứng điều kiện, hóa đơn xuất sai thời điểm vẫn được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.Theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) như sau:
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá từ từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Bên cạnh đó, Công văn 2731/TCT-CS ngày 20/6/2016 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế Tỉnh Hà Nam liên quan đến chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp xử lý vấn đề xuất hóa đơn sai thời điểm đã nêu rõ:
Căn cứ theo nội dung Thông tư số 96/2015/TT-BTC và Công văn 2731/TCT-CS đối với các hóa đơn đầu vào xuất sai thời điểm bên mua sẽ được đưa vào chi phí khi tính thuế TNDN và kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Mọi ngành nghề đều cần sử dụng hóa đơn, những ngành nghề như làm dịch vụ luật trong đó luật đất đai phải giải quyết đất trồng cây lâu năm chuyển sang thổ cư, sang tên sổ đỏ, sẽ phát sinh thu nhập vào cần có hóa đơn.
Như vậy, khi lập hóa đơn không đúng thời điểm:
– Bên mua: Được đưa vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào nếu việc mua bán là đúng thực tế; có hóa đơn, chứng từ thanh toán đầy đủ; bên bán đã kê khai, nộp thuế đầy đủ.
– Bên bán: Sẽ bị xử phạt về hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm tùy vào mức độ vi phạm.
Mức phạt xuất hóa đơn sai thời điểm hiện nay là bao nhiêu tiền?
Hiện nay xuất hóa đơn sai thời điểm là hành vi không được thực hiện khi xuất hóa đơn. Vậy nếu như vì lí do khách quan hay do kế toán cố tình xuất hóa đơn sai thời điểm thì giải quyết thế nào? Mức phạt dành cho hóa đơn xuất sai thời điểm được quy định ra sao? Cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành xử phạt đối với hóa đơn xuất sai thời điểm? Chúng tôi giải đáp những thắc mắc này như sau:
Theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy mức độ vi phạm, doanh nghiệp có hành vi lập hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt như sau:
Stt | Hành vi | Mức phạt | Căn cứ |
1 | Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ | Cảnh cáo | điểm a khoản 1 Điều 24 |
2 | Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế | 03 – 05 triệu đồng | khoản 3 Điều 24 |
3 | Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên) | 04 – 08 triệu đồng | điểm a khoản 4 Điều 24 |
Khuyến nghị
LSX tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xuất hóa đơn sai thời điểm nhiều lần có sao không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đất trồng cây lâu năm chuyển sang thổ cư…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Tham khảo thêm bài viết:
- Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy theo quy định?
- Thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài tại Việt Nam
- Thời hiệu khởi kiện thừa kế đất đai năm 2023 là bao lâu?
Câu hỏi thường gặp
Trước tiên, cần khẳng định việc xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm là xử phạt theo hành vi vi phạm. Tuy nhiên, trường hợp người nộp thuế nhiều lần lập hóa đơn không đúng thời điểm được coi là vi phạm hành chính nhiều lần và sẽ bị xử phạt theo từng hành vi vi phạm (từng lần vi phạm) tương ứng với từng hóa đơn xuất sai thời điểm.
Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần phải xem xét 02 yếu tố:
– Thực hiện cùng 01 hành vi vi phạm nhiều lần;
– Trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này (nếu đã bị xử phạt thì là tái phạm chứ không phải vi phạm hành chính nhiều lần)
Thời hiệu xử phạt vi phạm lập hóa đơn không đúng thời điểm là 02 năm tính từ ngày lập hóa đơn.
Điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện: Thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc: Thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.