Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy theo quy định?

bởi Ngọc Gấm
Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy theo quy định?

Không phải bất kỳ gia đình nào khi chia thừa kế tài sản điều sẽ chia cho những người con chung mà sẽ có một số gia đình đặt biệt vợ chồng lấy nha khi đã có con riêng và trả qua một cuộc hôn nhân từ đó dẫn đến việc khi mất đi việc thừa kế có sự xuất hiện con riêng và con chung. Khi rơi vào trường hợp này nhiều người đặt ra là liệu con chung có được thừa kế và Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy?

Để giải đáp cho câu hỏi này, LSX mời bạn tham khảo bài viết sau.

Hàng thừa kế là gì?

Hàng thừa kế thật ra chính là thứ tự được ưu tiên phân chia thừa kế khi người để lại di sản mất đi. Hàng thừa kế chỉ áp dụng cho trường hợp chia thừa kế theo pháp luật. Để biết được bản thân sẽ thuộc hàng thừa kế thứa mấy thì bạn phải tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan. Ví dụ con cái sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất tuy nhiên ông bà nội, ngoại sẽ là những người thuộc hàng thừa kế thứ hai.

Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy theo quy định?

Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy theo quy định? Theo quy định mới nhất hiện nay có riêng của người mất sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu người con riêng đó chứng minh được bản thân chính là người con có cùng huyết thống với người mất. Sở dĩ có quy định đó là bởi không phải người con riêng nào của người mất cũng là người được người nhà của người mất biết đến trước đó mà phải đến khi người mất qua đời mới xuất hiện. Chính vì thế để có thể hưởng được hàng thừa kế thứ nhất đối với con riêng hiện nay không phải chuyện dễ dàng.

Theo quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế như sau:

“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là là những trường hợp phân chia di sản khi người chết không để lại di chúc, di chúc để lại không hợp pháp, những người thừa kế trong di chúc mất đi để lại di sản không có ai hưởng. Khi tiến hành thừa kế theo pháp luật bạn phải thực hiện việc chia đồng điều với nhau để tránh các mẫu thuẫn phát sinh. Trường hợp người nào từ chối nhận di chúc thì phải chia đều cho các người còn lại.

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Có bao nhiêu hàng thừa kế?

Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy theo quy định?
Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy theo quy định?

Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện có 03 hàng thừa kế cố định được pháp luật ghi nhận. Hàng một bao gồm cha mẹ, con cái kể cả con nuôi. Hàng thứ hai bao gồm ông bà nội ngoại, hàng thứ ba là cô di, chú bác, Nếu những người hàng thứ nhất không tồn tại thì những người hàng thứ tiếp theo sẽ được hưởng. Và theo quy định thì những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng như nhau.

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy theo quy định?“. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Thừa kế thế quyền khi nào?

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế được tính thế nào?

Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế được tính như sau: Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.

Giải quyết thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong hôn nhân?

1. Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
2. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm