Người thừa kế chết sau người để lại di sản thì có được hưởng di sản không?

bởi TranQuynhTrang
Người thừa kế chết sau người để lại di sản thì có được hưởng di sản không?

Xin chào Luật sư X. Tôi đang có thắc mắc như sau, mong được Luật sư giải đáp. Bố tôi mất năm 2005 và không có di chúc. Mẹ tôi mất năm 2008 và có để lại di chúc cho anh tôi phần của mẹ tôi. Năm 2015, anh tôi viết đơn ra đòi đòi phần được hưởng của mẹ tôi và yêu cầu chia thừa kế phần bố tôi để lại. Gia đình tôi có tất cả 7 anh chị em, vậy tôi có thắc mắc rằng phần của bố tôi sẽ chia 7 hay 8, trong đó có phần của mẹ tôi để lại hay không? Người thừa kế chết sau người để lại di sản thì có được hưởng di sản không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Phân chia di sản khi người chết không để lại di chúc như thế nào?

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự về những trường hợp thừa kế theo pháp luật

     “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

     a) Không có di chúc;

     b) Di chúc không hợp pháp;

     c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

     d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Bố bạn chết không để lại di chúc sẽ thuộc trong trường hợp quy định trên nên di sản mà bố bạn để lại sẽ được phân chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 651 BLDS về thứ tự hàng thừa kế như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hay không có quyền thừa kế, bị truất quyền thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.

Do đó, mẹ bạn và 7 anh chị em thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên di sản bố bạn để lại sẽ được chia làm 8 phần bằng nhau.

Người thừa kế chết sau người để lại di sản xử lý như thế nào?

Theo như bạn trình bày trong câu hỏi, mặc dù mẹ bạn đã mất nhưng tại thời điểm bố bạn mất thì mẹ bạn vẫn sống nên theo quy định pháp luật thì mẹ bạn vẫn thuộc diện hưởng di sản thừa kế mà bố bạn để lại.

Người thừa kế chết sau người để lại di sản thì có được hưởng di sản không?
Người thừa kế chết sau người để lại di sản thì có được hưởng di sản không?

Khi mẹ bạn mất, người thuộc diện thừa kế của mẹ bạn sẽ được hưởng toàn bộ quyền và nghĩa vụ mà mẹ bạn để lại (là anh trai của bạn). Nếu di chúc của mẹ bạn hợp pháp thì di chúc sẽ phát sinh hiệu lực pháp lý, đồng nghĩa khi đó anh trai bạn sẽ được thừa kế hưởng phần mà mẹ bạn dược hưởng từ bố bạn, tổng là 2 trong 8 phần si sản của bố bạn để lại.

 Trong trường hợp của bạn, để tránh tranh chấp không đáng có xảy ra, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, gây mất tình đoàn kết 7 anh chị em bạn nên thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản này. Gia đình có thể thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi có di sản để đảm bảo hiệu lực pháp lý cao nhất.

Di sản không có người thừa kế sẽ xử lý như thế nào?

Theo Điều 613 Bộ luật Dân sự hiện hành, người thừa kế là:

– Cá nhân còn sống tại thời điểm mở thừa kế;

– Cá nhân đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và còn sống sau thời điểm mở thừa kế;

– Phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế nếu không phải cá nhân hưởng thừa kế theo di chúc.

Như vậy, chỉ trong các trường hợp sau đây, di sản thừa kế mới không có người thừa kế:

* Theo di chúc

Những trường hợp không có người hưởng di sản theo di chúc gồm:

– Di chúc không hợp pháp;

– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

– Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản;

– Trong di chúc, người để lại di sản không chỉ định người thừa kế …

* Theo pháp luật

Những trường hợp không có người hưởng di sản theo pháp luật như không có người thừa kế theo các hàng thừa kế do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản…

Theo đó, để giải quyết tình trạng này, Điều 622 Bộ luật Dân sự có quy định:

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước

Theo đó, trong các trường hợp không có người thừa kế nhận di sản thì phần di sản thừa kế này sẽ thuộc về Nhà nước sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ của người để lại thừa kế.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Người thừa kế chết sau người để lại di sản thì có được hưởng di sản không?″. Nếu quý khách có nhu cầu mẫu đơn xác nhận độc thân mới nhất; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách dò mã số thuế cá nhân, giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Con riêng có được nhận di sản thừa kế không?

Câu trả lời là Có. Theo quy định tại Điều 654 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau: Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật Dân sự 2015.

Ai là người nhận thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc?

– Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
– Quy định này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự.

Thừa kế thế vị trong trường hợp nào?

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm