Hợp đồng tặng cho tài sản hiện nay là loại hợp đồng phổ biến. Việc hoàn tất hợp đồng tặng cho tài sản giúp đảm bảo quyền và nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên, tránh vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những thắc mắc về tính pháp lý, điều khoản hợp đồng, có thể nhiều người thắc mắc Hợp đồng cho tặng có hiệu lực bao lâu? Cùng tìm hiểu về vấn đề này mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của LSX nhé.
Quy định về hợp đồng tặng cho
Trong các hợp đồng thông thường, tặng cho tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản riêng là hợp đồng có đặc điểm riêng… Việc tặng cho tài sản hình thành quan hệ hợp đồng khi bên được tặng cho nhận tài sản. Hợp đồng tặng cho là một hợp đồng có thật, trong đó các bên thỏa thuận không chuyển nhượng tài sản sau khi tặng cho và không tạo ra bất kỳ quyền lợi nào cho các bên. Vì vậy, hợp đồng tặng cho được coi là được hình thành khi các bên chuyển giao tài sản.
Thời điểm chuyển tài sản cũng đồng thời là thời điểm chấm dứt hợp đồng (đối với động sản). Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Căn cứ quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì có thể hiểu hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm:
- Bất động sản là:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
- Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù. Đặc điểm này được thể hiện ở việc một bên chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại bên tặng cho bất kì lợi ích nào.
Mời bạn xem thêm: mẫu đơn thuận tình ly hôn vắng mặt
Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng thực tế. Khi bên được tặng cho nhận tài sản thì quyền của các bên mới phát sinh. Do vậy. mọi thỏa thuận chưa có hiệu lực khi chưa giao tài sản.
Hình thức của hợp đồng tặng cho phụ thuộc vào đối tượng của nó. Nếu đối tượng của hợp đồng tặng cho là động sản thì hợp đồng tặng cho có thể bằng miệng, văn bản. Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc là bất động sản thì hình thức của hợp đồng tặng cho phải là văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Hợp đồng cho tặng có hiệu lực bao lâu?
Ngưởi chủ sở hữu tài sản có quyền định đoạt tài sản của mình. Có thể cho tặng hay mua bán, chuyển nhượng cho người khác và điều này được quy định bởi pháp luật dân sự. Việc ký kết thỏa thuận tặng quà là phương án cần thiết khi tặng cho, đặc biệt là những đồ vật có giá trị, để tránh những tranh chấp về sau.
Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Như vậy, hợp đồng này phát sinh kể từ khi bên tặng cho chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng.
Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”.
Tại Điều 423 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hủy bỏ hợp đồng:
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
– Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
– Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
– Trường hợp khác do luật quy định.
Như vậy hiện nay pháp luật không đề cập đến hiệu lực hợp đồng tặng cho là bao lâu mà nếu hợp đồng vi phạm nghĩa vụ thì có thể bị hủy.
Mẫu hợp đồng tặng cho tài sản
Tặng cho tài sản là hoạt động thường thấy hiện nay. Có thể là bố mẹ tặng đất cho con hay ông bà tặng xe cho cháu, hay công ty tặng tài sản cho nhân viên,.. Khi tặng cho tài sản, nhằm đảm bảo tính pháp lý cho cả hai bên thì các chủ thể sẽ ký hợp động tặng cho tài sản. Về nội dung của hợp đồng này thì cần đảm bảo theo đúng quy định. mời bạn tham khảo mẫu hợp đồng tặng cho tài sản của LSX nhé
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hợp đồng cho tặng có hiệu lực bao lâu?“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cũng như cung cấp dịch vụ đến quý khách hàng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tặng cho tài sản có điều kiện là trường hợp rất hay gặp trong thực tiễn. Theo quy định tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015, tặng cho tài sản có điều kiện là việc “bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội”.
Điều kiện ở đây là bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ. Thời điểm phát sinh là trước hoặc sau khi tặng cho. Như vậy, có hai trường hợp:
Thứ nhất: Điều kiện phát sinh trước khi tặng cho. Theo đó, bên được tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ trước thì hợp đồng tặng cho mới có hiệu lực.
Thứ hai: Hợp đồng tặng cho đã có hiệu lực. Bên được tặng cho thực hiện nghĩa vụ sau khi được tặng cho.
Đối với trường hợp, các bên đã công chứng hợp đồng tặng cho nhưng chưa kịp sang tên sổ đỏ thì bên tặng cho mất:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.
Như vậy, hợp đồng đã được giao kết, được công chứng đúng quy định của pháp luật. Nếu bên chuyển quyền trước khi chết đã bàn giao đất, tài sản trên đất cùng Hợp đồng công chứng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất (bản chính), các có giấy tờ liên quan; bên nhận chuyển quyền đã hoàn thành nghĩa vụ trả tiền và quyền nhận tài sản của mình; chỉ còn việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế, lệ phí trước bạ) khi đăng ký biến động là chưa được thực hiện. Việc này không nhất thiết phải do chính cá nhân người chuyển quyền thực hiện, vì vậy việc họ chết khi mà bên nhận chuyển quyền chưa kịp đăng ký chuyển quyền vẫn có thể khắc phục được để tiếp tục thực hiện việc đăng ký chuyển quyền.