Trong cuộc sống thường ngày, việc gửi giữ tài sản là một trong những giao dịch được người dân thực hiện phổ biến, có thể thông qua hợp đồng hoặc không. Các hoạt động gửi giữ tài sản chẳng hạn như gửi xe để đi mua sắm, gửi balo khi vào siêu thị, gửi các đồ cồng kềnh khi vào rạp chiếu phim,… Cũng chính vì phổ biến nên các giao dịch này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vậy cụ thể, đặc điểm pháp lí của hợp đồng gửi giữ tài sản là gì? Quyền và nghĩa vụ các bên trong loại hợp đồng này được quy định ra sao? Trách nhiệm trả lại tài sản gửi giữ được quy định như thế nào? Nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, LSX cung cấp các quy định liên quan qua bài viết sau.
Hợp đồng gửi giữ tài sản là gì?
Hiện nay, chúng ta thường tiến hành các giao dịch gửi giữ tài sản khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Hợp đồng gửi giữ tài sản là loại hợp đồng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, khái niệm hợp đồng gửi giữ tài sản được hiểu như thế nào, hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung bên dưới nhé:
Căn cứ Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”
Theo đó, hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ.
Đặc điểm pháp lí của hợp đồng gửi giữ tài sản
Để đảm bảo giá trị pháp lý của giao dịch, khi gửi giữ tài sản, các bên thông thường sẽ tiến hành giao kết bằng hợp đồng. Hợp đồng này sẽ có một số đặc điểm pháp lý đặc trưng theo quy định. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Đặc điểm pháp lí của hợp đồng gửi giữ tài sản được quy định như thế nào, hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung bên dưới nhé:
– Đây là hợp đồng song vụ. Bên giữ có quyền yêu cầu bên nhận giữ phải bảo quản tài sản gửi giữ và trả lại tài sản khi hết hạn hợp đồng hoặc theo yêu cầu. Bên nhận giữ có quyền yêu cầu bên gửi phải nhận lại tài sản, khi hết hạn hợp đồng và trả tiền gửi tài sản theo thoả thuận.
Đối với những hợp đồng không đền bù, bên gửi có nghĩa vụ thông báo về tình trạng tài sản… Bên nhận giữ có nghĩa vụ bảo quản tài sản, tránh mất mát, hư hỏng.
– Đây là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nếu hợp đồng gửi giữ tài sản mà bên nhận giữ nhận tiền công là hợp đồng có đền bù. Neu bên nhận giữ không nhận tiền thù lao cho việc giữ tài sản, hợp đồng không có đền bù.
Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng nói chung và hợp đồng gửi giữ các loại tài sản nói riêng được giao kết rộng rãi trong xã hội hiện nay. Đây là hợp đồng được dùng để cam kết việc bảo quản tài sản của bên nhận gửi giữ và hoàn trả cho người gửi giữ nguyên vẹn. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Quyền và nghĩa vụ các bên trong loại hợp đồng này được quy định như thế nào, hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung bên dưới nhé:
Quyền và nghĩa vụ của bên gửi tài sản được quy định tại Điều 555 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 556 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 555. Nghĩa vụ của bên gửi tài sản
- Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.
Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản - Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”
Như vậy, bên gửi tài sản có quyền:
– Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Đồng thời có nghĩa vụ:
– Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.
Đối với quyền và nghĩa vụ của bên giữ tài sản được quy định tại Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 558 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
- Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
- Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
- Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
- Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Điều 558. Quyền của bên giữ tài sản - Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.
- Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.
- Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.
- Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.”
Theo đó, bên gửi tài sản được thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi luật định như trên.
Trách nhiệm trả lại tài sản gửi giữ được quy định như thế nào?
Hợp đồng là căn cứ pháp lý quan trọng ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Trong hợp đồng gửi giữ tài sản cũng tương tự, trong đây các bên thông thường sẽ thỏa thuận về các nghĩa vụ của đối phương, trong đó có bao gồm trách nhiệm trả lại tài sản. Vậy cụ thể, tTrách nhiệm trả lại tài sản gửi giữ được pháp luật hiện nay quy định như thế nào, hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung bên dưới nhé:
Trách nhiệm trả lại tài sản gửi giữ được quy định tại Điều 559 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 559. Trả lại tài sản gửi giữ
- Bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Địa điểm trả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên gửi yêu cầu trả tài sản ở địa điểm khác thì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Bên giữ phải trả lại tài sản đúng thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn, nếu có lý do chính đáng.”
Đối với việc chậm giao, chậm nhận tài sản gửi giữ được quy định tại Điều 560 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 560. Chậm giao, chậm nhận tài sản gửi giữ
Trường hợp bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản.
Trường hợp bên gửi chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên nhận giữ tài sản trong thời gian chậm nhận.”
Theo đó, trường hợp bạn chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí bảo quản và tiền công cho bên nhận giữa tài sản. Ngoài ra, vì số lượng hàng hóa của bạn sắp hết hạn sử dụng thì bên công ty dịch vụ hoàn toàn có quyền bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi.
Tuy nhiên, phải báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản theo khoản 4 Điều 558 Bộ luật Dân sự 2015.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hợp đồng gửi giữ tài sản” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng của loại hợp đồng này là tài sản được tự do lưu thông. Đối với tài sản khó bảo quản hoặc tài sản có tính chất dễ cháy, độc hại… thì người gửi giữ phải đóng gói theo quy định của pháp luật. Người nhận giữ tài sản phải có đầy đủ các phương tiện như kho, bãi, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy để đảm bảo an toàn cho tài sản và đề phòng những trường hợp rủi ro xảy ra. Đôi tượng của hợp đồng gửi giữ có thể là động sản hoặc bất động sản.
Hợp đồng gửi giữ chấm dứt trong những trường hợp sau:
– Hết hạn của hợp đồng;
– Một trong các bên hủy hợp đồng, yêu cầu chấm dứt hợp đồng do không còn điều kiện gửi giữ;
– Tài sản bị tiêu hủy, bị mất do trở lực khách quan.