Bệnh hiểm nghèo là bệnh cần điều trị lâu dài hoặc điều trị đặc biệt, dẫn đến chi phí y tế cao. Người mắc bệnh hiểm nghèo là những người mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng chẳng hạn như ung thư, bại liệt, bệnh HIV,… Khi đó, nhà nước sẽ có một số chính sách dành cho đối tượng này. Các đối tượng phải làm đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo nộp cho cơ quan nhà nước. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Mẫu đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo là mẫu nào? Thủ tục hỗ trợ chi phí cho người bị bệnh hiểm nghèo thực hiện ra sao? Bệnh hiểm nghèo được hỗ trợ những chi phí nào? Đừng lo lắng, bài viết sau đây của LSX sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả. Mời quý độc giả cùng theo dõi nhé.
Mẫu đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo chuẩn quy định
Vừa qua, ông B nhận được kết quả từ bệnh viện rằng mình bị bệnh hiểm nghèo. Vì chi phí điều trị khá cao nên ông B muốn làm đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo để được hưởng một số đãi ngộ nhất định. Quý độc giả tham khảo và tải về Mẫu đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo chuẩn quy định tại đây:
Những điều cần lưu ý khi điền đơn xác nhận bệnh hiểm nghèo?
Đơn xác nhận bệnh hiểm nghèo thể hiện mong muốn của người bệnh muốn gửi quyền lợi xác minh đến cơ quan có thẩm quyền. Mẫu đơn này cần nêu rõ nội dung đơn xác minh và người nộp đơn để được cơ quan nhà nước phê duyệt. Vậy cụ thể, người làm đơn cần lưu ý những gì khi điền đơn xác nhận bệnh hiểm nghèo, quý độc giả hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau nhé:
-Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền gửi đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo
-Họ, tên và địa chỉ của người gửi đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo:
-Nếu là người được ủy quyền xin xác nhận bệnh hiểm nghèo thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
-Nếu người xin xác nhận bệnh hiểm nghèo không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
-Ghi tóm tắt nội dung xin xác nhận bệnh hiểm nghèo; ghi rõ cơ sở của việc xin xác nhận bệnh hiểm nghèo; yêu cầu giải quyết xin xác nhận bệnh hiểm nghèo.
Thủ tục hỗ trợ chi phí cho người bị bệnh hiểm nghèo
Hiện nay, ở nước ta những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu quá nhiều, dinh dưỡng kém, thiếu vận động có xu hướng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo của người dân. Khi không may mắc bệnh thì người bị bệnh hiểm nghèo sẽ được hưởng một số chế độ của nhà nước nhằm hỗ trợ chi phí điều trị cho người bệnh. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Thủ tục hỗ trợ chi phí cho người bị bệnh hiểm nghèo thực hiện ra sao, quý độc giả hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau:
Bước 1: Đối với người tham gia BHYT lần đầu ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT và Mẫu số 2 hoặc Mẫu số 3 (đối với người tham gia BHYT theo hộ gia đình) ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã cho các nhóm đối tượng sau:
Người sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHYT cho người lao động quy định tại Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 15 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 1 Điều 1; khoản 13 Điều 3 và Điều 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH căn cứ giấy ra viện do cơ sở KCB nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng này để cấp thẻ BHYT.
Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định tại Điều 2; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16, 17 Điều 3; các khoản 1, 2, 4 Điều 4 và Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Bước 2: Người tham gia BHYT nộp cơ quan BHXH và chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Bước 3: Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT; ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP và ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Mẫu 4 tới người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ).
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức BHYT phải chuyển thẻ BHYT cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia BHYT.
Bệnh hiểm nghèo được hỗ trợ những chi phí nào?
Hiểm nghèo là bệnh vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên vẫn có khả năng chữa khỏi các bệnh này nếu người bệnh điều trị đúng và kịp thời. Tuy nhiên, chi phí điều trị tốn kém là một trong những nỗi lo của người mắc bệnh và gia đình của họ nên nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho đối tượng này. Vậy cụ thể, Bệnh hiểm nghèo được hỗ trợ những chi phí nào, quý độc giả hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện
Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Khi ốm đau, bệnh tật hoặc xảy ra các sự cố, tai nạn ngoài ý muốn, bảo hiểm y tế sẽ hỗ trợ, giúp chi trả một phần hoặc toàn bộ viện phí để người dân được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Mức hỗ trợ chi phí chữa trị bệnh hiểm nghèo sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế chứ không phụ thuộc vào loại bệnh mà người tham gia bảo hiểm y tế mắc phải.
Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định cụ thể mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến, trái tuyến như sau:
* Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến:
– 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng:
- Quân nhân, sỹ quan chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ;
- Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân;
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
- Học viên cơ yếu hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
- Trẻ em dưới 06 tuổi;
- Người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
- Khám, chữa bệnh 01 lần thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám, chữa bệnh tại tuyến xã;
- Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến.
– 95% chi phí khám, chữa bệnh đối với đối tượng:
- Người được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- Thân nhân người có công với cách mạng, trừ thân nhân người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
- Người thuộc hộ cận nghèo.
– 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Lưu ý: Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì chỉ được hưởng mức hưởng theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
* Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến:
– Tại các bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
– Tại các bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
– Tại các bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh.
Khuyến nghị: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Đơn xin hỗ trợ (Mẫu số 1 – Quyết định 29/2014/QĐ-UBND);
– Bản photo của 1 trong số các loại giấy tờ sau:
+ Sổ hộ khẩu (nếu là đối tượng dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn gia đoạn 2014-2015 theo quy định tại Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ).
+ Sổ hộ nghèo (nếu là đối tượng hộ nghèo).
+ Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng).
+ Quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nếu đối tượng là người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội).
– Đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn, không khả năng chi trả chi phí khám, chữa bệnh có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (Đối với những người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí).
Theo quy định, nhóm được ngân sách nhà nước đóng; hay nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng không có đối tượng người bị bệnh hiểm nghèo.
Dẫn chiếu đến trường hợp nếu bạn mắc bệnh hiểm nghèo thì sẽ không được cấp thẻ BHYT miễn phí. Nếu gia đình bạn khó khăn, bạn có thể làm đơn để xin xét duyệt hộ nghèo hoặc đối tượng hưởng bảo trợ xã hội theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP.